Kinh Tế

Hàng hóa từ các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký sẽ không được thông quan

Theo nội dung công văn được Tổng cục Hải quan ban hành ngày 8/11, hàng hóa từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký với Bộ Công Thương sẽ không được thông quan. 

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái – nơi giao thương giữa Việt Nam, Trung Quốc. (Ảnh: moit.gov.vn)

Cụ thể, trong công văn ngày 8/11, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các địa phương không thông quan với những tờ khai vận chuyển hàng hóa không có thông tin về website, sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Hàng khai đủ thông tin nhưng các website, sàn bán lẻ online chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam cũng không được thông quan.

Cơ quan hải quan địa phương được yêu cầu phải tăng kiểm tra, xử lý trường hợp có dấu hiệu chia hàng thành nhiều gói, kiện nhỏ hoặc khai sai trị giá để né kiểm tra, trốn thuế; Rà soát các kho do doanh nghiệp chuyển phát nhanh thuê tại các địa điểm tập kết chờ thông quan. Các đơn vị này sẽ bị chấm dứt hoạt động, thu hồi mã kho nếu không đảm bảo điều kiện giám sát, kiểm tra của hải quan.

Theo quy định, các sàn bán lẻ online xuyên biên giới có tên miền Việt Nam, ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt, hoặc có trên 100.000 lượt giao dịch một năm từ Việt Nam phải đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương.

Tuy nhiên, gần đây, có nhiều sàn thương mại điện tử bán hàng giá rẻ vào thị trường Việt Nam nhưng chưa đăng ký hoạt động. Theo cơ quan quản lý, điều này tiềm ẩn rủi ro về hàng giả, kém chất lượng và trốn thuế.

Như sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu từ cuối tháng 9 đã cho phép người dùng Việt Nam tải ứng dụng, mua hàng và thanh toán trên nền tảng này với phiên bản tiếng Việt dù chưa được Bộ Công Thương cấp phép. Đến cuối tháng 10, Temu mới làm thủ tục đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Ngoài ra, còn có thể kể đến một số cái tên tương tự Temu như Shein, 1688… cũng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký.

Tại thời điểm tháng 3/2023, có trung bình khoảng 4-5 triệu đơn hàng/ngày được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam, với giá trị mỗi đơn hàng được chia nhỏ từ 100.000-300.000 đồng. Hằng ngày trung bình có khoảng 45-63 triệu USD, một tháng khoảng 1,3-1,9 tỷ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok…, theo số liệu của Tổng công ty cổ phần bưu chính viễn thông.

Trước thực tế này, Bộ Tài chính chiều 8/11 cho hay Bộ này đã có Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, trong đó đề xuất bãi bỏ việc miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng.

Phan Vũ (t/h)

Phan Vũ

Published by
Phan Vũ

Recent Posts

Chuyển 57,72ha rừng đặc dụng VQG Phú Quốc để làm dự án du lịch sinh thái

HĐND tỉnh Kiên Giang vừa chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng 57,72…

4 giờ ago

Natalie Harp – cô gái được Trump cứu mạng và trở thành nhân viên đánh máy riêng của ông

Vậy Natalie Harp là ai? Cô ấy đã trở thành trợ lý quan trọng của…

7 giờ ago

Liệu ông Trump sẽ giải cứu ông Lê Trí Anh?

Người Hồng Kông hy vọng ông Trump có thể thực hiện lời hứa đã đưa…

8 giờ ago

Đập thủy lợi ở Gia Lai thủng 10 m2 [VIDEO]

Hồ thủy lợi Ia Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) bị thủng lỗ lớn…

8 giờ ago

Bộ GTVT: Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam ‘nắn tuyến’ qua Nam Định mang lợi 400 triệu USD

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam không đi thẳng từ Phủ Lý (Hà…

8 giờ ago

Trong tháng 8, mỗi ngày có gần 2.900 tỷ đồng của người dân gửi vào ngân hàng

Lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư đến cuối tháng 8 tăng thêm 86.475…

8 giờ ago