Gần đây, do lo ngại việc các công ty quan trọng đối với an ninh quốc gia bị Trung Quốc mua lại, nhiều Chính phủ phương Tây đã bắt đầu can thiệp để ngăn chặn tình trạng này. Mới nhất là việc Chính phủ Anh không cho công ty Trung Quốc mua lại một công ty vũ khí của Anh với lý do an ninh quốc gia.
Các quan chức chính phủ Anh lo ngại ngay cả các nhà cung cấp nhỏ của Airbus và Boeing cũng có thể gây tác động đáng kể đến an ninh quốc gia, vì vậy Chính phủ Anh đã quyết định trì hoãn lại việc một công ty Trung Quốc mua lại nhà sản xuất linh kiện vũ khí của Anh.
Công ty Hàng không Phương Bắc (Northern Aerospace) là công ty sản xuất các bộ phận của cánh máy bay và một loạt các máy bay không người lái cho Không quân Hoàng gia Anh và Không quân Mỹ. Công ty muốn mua lại là Hàng không vũ trụ Gardner (Gardner Space) mà vào năm ngoái công ty này đã được bán lại cho Công ty Tài nguyên luyện đá màu Sơn Tây (Shanxi Ligeance Mineral Resources) của Trung Quốc.
Công ty Gardner cho biết muốn chi 44 triệu bảng Anh, tức 58 triệu đô la Mỹ để mua lại Northern Aerospace. Tuy nhiên, vào thứ Hai (ngày 22/6), Cơ quan Quản lý cạnh tranh Anh đã đình chỉ giao dịch này trong khi điều tra giao dịch. Cơ quan Quản lý cạnh tranh Anh sẽ nộp báo cáo điều tra vào ngày 13/7.
Tờ New York Times đưa tin ngày 20/6, trong một tuyên bố người phát ngôn Bộ Thương mại Anh cho biết: “Đây là một thủ tục pháp lý mà chúng tôi đã nhiều lần thực thi để đảm bảo đánh giá toàn diện các tác động an ninh quốc gia của những thương vụ thế này.”
Một người trong cuộc thuộc Chính phủ Anh tiết lộ với giới truyền thông Anh rằng, các nhà chức trách lo ngại khi chính quyền Trung Quốc không thể có được công nghệ nước ngoài thông qua vi phạm bản quyền sẽ chọn cách thu mua lại kiểu này. Nguồn tin cũng bày tỏ lo ngại rằng nếu những thương vụ thế này thành công, Trung Quốc sẽ có thể tăng khả năng bắn hạ máy bay của Anh và Mỹ.
Trong một tuyên bố hôm thứ Tư, Chủ tịch điều hành của Gardner là Nick Sanders cho biết công ty đang hợp tác với Chính phủ trong điều tra thương vụ này. Đại diện của Northern Airlines đã không lập tức đưa ra bình luận gì.
Đây là ví dụ mới nhất về sự cảnh giác của các quốc gia trên thế giới trong hoạt động thương mại thu mua doanh nghiệp nhạy cảm từ nguồn vốn của Trung Quốc. Điện thoại di động của Huawei và ZTE bị cấm bán tại các căn cứ quân sự của Mỹ. Tại Úc, các nghị sĩ đang xem xét ngăn chặn việc Huawei tham gia vào kế hoạch phát triển mạng 5G của quốc gia này.
Các Chính phủ phương Tây từ Mỹ cho đến Đức đều lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng việc mua lại này để có được công nghệ cần thiết, để những doanh nghiệp khổng lồ của Trung Quốc dưới nguồn lực tài trợ của Chính phủ để có thể cạnh tranh với Mỹ và châu Âu.
Trong vài năm qua, giới quản lý Chính phủ Mỹ đã từ chối đầu tư của Trung Quốc vào các công ty Mỹ có nghiên cứu về các công nghệ nhạy cảm. Năm nay, Tổng thống Trump đã ngăn Broadcom Singapore mua lại công ty chip máy tính Qualcomm của Mỹ, vì e ngại đe dọa từ Trung Quốc đối với khả năng cạnh tranh của Mỹ trong công nghệ 5G. Cả Nhà Trắng và các nghị sĩ Quốc hội đã đề xuất thắt chặt hơn nữa các thủ tục xem xét đầu tư nước ngoài vào các công ty Mỹ, đặc biệt chú ý những đầu tư từ Trung Quốc.
Các nước châu Âu cũng đồng loạt noi theo, tăng cường quá trình xem xét hoạt động mua lại của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực robot và những lĩnh vực nhạy cảm khác. Ngay cả Chính phủ Canada cũng bắt đầu cảnh giác, tháng trước Canada đã ngăn chặn một công ty Trung Quốc mua lại một công ty xây dựng của Canada với lý do vì an ninh quốc gia.
Huệ Anh
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…