Hồ sơ của tòa án bang Texas (Mỹ) tiết lộ, một trong những mục đích thành lập ZTE Trung Quốc chính là làm tiền tuyến cho cơ quan tình báo quân sự Trung Quốc ở nước ngoài để tiến hành nhiệm vụ gián điệp. Ngoài ra, ZTE cũng liên quan đến hối lộ để trúng thầu các dự án ở nước ngoài.

 

Embed from Getty Images

Ngày 31/5, tờ Australian Financial Review đưa tin, hồ sơ được đệ trình lên Tòa án số 191 Dallas, bang Texas, hồ sơ có nói đến việc công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc ZTE làm như thế nào để dùng tiền tiến hành mua chuộc, với ý đồ giành được hợp đồng công trình tại châu Phi. Nhưng đồng thời cũng chỉ ra, một trong những mục đích thành lập ZTE chính là phục vụ cho chính quyền Trung Quốc tiến hành các hoạt động gián điệp.

Hồ sơ cũng nói, Cơ quan Hàng không vũ trụ Trung Quốc thành lập ZTE, biến ZTE trở thành “tiền tuyến” để đưa các quan chức chính quyền Trung Quốc ra nước ngoài. Những quan chức này được che dấu “thân phận phi ngoại giao”, ví dụ họ lấy thân phận nhà khoa học, thương nhân, và quản lý cấp cao của các công ty để “tiến hành thu thập tình báo” ở nước ngoài.

Australian Financial Review cho biết, những cáo buộc này chi tiết và đi sâu hơn so với bản báo cáo khác cũng liên quan đến ZTE của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ năm 2012.

ZTE, HuaWei đóng vai trò như một công cụ giám sát công ty Mỹ của chính quyền Trung Quốc

Theo New York Times đưa tin, tháng 10/2012, Ủy ban Tình báo thuộc Hạ viện Mỹ từng công bố một bản báo cáo, theo đó, 2 công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc là Huawei và ZTE đóng vai trò là công cụ giám sát các công ty Mỹ của chính quyền Trung Quốc.

Ủy ban này đã trải qua 1 năm điều tra và đưa ra kết luận, Huawei và ZTE trở thành công ty đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ, nguyên nhân là do họ có ý đồ thu thập thông tin cơ mật của các công ty Mỹ. Mike Rogers, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ khi đó đã nói, đã để những công ty này chuyển lời đến chính phủ Trung Quốc, nếu muốn làm ăn tại Mỹ, thì hãy “ngừng xâm phạm” đến hệ thống máy tính của công ty Mỹ và cơ sở hạ tầng của Mỹ.

ZTE và Huawei đều bán ra các thiết bị viễn thông cần thiết để xây dựng và sử dụng mạng liên lạc không dây, ví dụ như các thiết bị không dây được Verizon Wireless và AT&T sử dụng. Ngoài ra, do hai công ty này và chính quyền Trung Quốc có quan hệ mật thiết, do đó cũng khiến cho Mỹ lo lắng về vấn đề an toàn thông tin. Ủy ban này cho biết, chính phủ Trung Quốc đã trợ cấp khoản tiền lớn cho hai công ty này.

Báo cáo của Ủy ban tình báo cũng đưa ra cảnh báo, nếu như cho phép những công ty như thế hoạt động kinh doanh ở Mỹ, sẽ để cho chính quyền Trung Quốc dễ dàng có được những thông tin mà họ cần, có thể phát động cuộc tấn công mạng nhắm vào những cơ sở hạ tầng quan trọng như đập nước và mạng lưới điện.

Những nước phương Tây, trong đó Mỹ là nước đầu tiên trong nhiều năm nay vẫn luôn cảnh giác với ẩn họa về an toàn mà mà ZTE mang theo. Ngày 24/5, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự thảo Đạo luật ủy quyền quốc phòng hàng năm (NDAA), cấm chỉ cơ quan chính phủ Mỹ và người nhận quỹ liên bang sử dụng công nghệ được cung cấp bởi Huawei và ZTE của Trung Quốc.

Giữa tháng 4 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra lệnh cấm không cho công ty này mua những linh kiện, sản phẩm thương mại, công nghệ phầm mềm của Mỹ. Hành động này của Mỹ khiến cho ZTE lâm vào hoàn cảnh “đắp chiếu” nghỉ ngơi, nhiều ngành liên quan cũng bị dừng hoạt động.

Nước Anh cũng đã có biện pháp đối với ZTE nhằm ngăn chặn công ty của Anh sử dụng thiết bị của ZTE. Bên cạnh việc đưa tin liên tiếp của Mỹ và Anh về ZTE, Bộ Nội vụ Australia cũng nói rõ, Australia đang cân nhắc đến việc thực thi các chế tài đối với ZTE.

ZTE bị cáo buộc hối lộ ở nước ngoài

Australian Financial Review cho biết, bản báo cáo mới này được đệ trình lên tòa án bang Texas đã thuật lại rất nhiều những vụ bê bối cũng như cáo buộc gián điệp đối với ZTE, điều này khiến cho hướng đi trong tương lai của ZTE càng mờ mịt hơn. ZTE bị cáo buộc có liên quan tới các vụ bê bối tại 18 nước.

Theo hồ sơ của tòa, có 2 lãnh đạo cấp cao thuộc công ty Liberian Telecommunication Corporation (LTC) của Liberia tiết lộ trong bản tuyên bố nói, ZTE hối lộ họ và nếu ZTE đánh bật được công ty thắng thầu của Mỹ là Universal Telephone Exchange (UTE), thì hai người họ sẽ có được 5% giá trị hợp đồng.

Luật sư Richard Faulkner cho biết, chứng cứ cho thấy ZTE liên quan đến sự tha hóa và hối lộ trên toàn cầu.

Vị công tố viên này nói, ZTE lợi dụng hối lộ để tạo ảnh hưởng bất lợi cho các doanh nghiệp châu Âu, Mỹ và Australia. Họ không cạnh tranh công bằng, mà chỉ là đang “mua” hợp đồng.

Trong một email gửi Fairfax Media, ZTE phủ nhận việc bị cáo buộc là gián điệp và tha hóa.

Mặc dù bị Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt từ hồi tháng 4, nhưng ZTE vẫn tham gia tranh thầu một số công trình quan trọng ở Australia, bao gồm hợp đồng mạng 5G với Telstra và một hợp đồng vận tải ở tây Úc.

Tuyết Mai

Xem thêm: