Pháp sẽ rút quân khỏi Niger sau cuộc đảo chính

“Pháp quyết định rút Đại sứ về nước… trong những giờ tới… Và chúng tôi sẽ chấm dứt hợp tác quân sự… trong những tháng tới,” Tổng thống Pháp Macron nói hôm Chủ Nhật, về việc rút đi khoảng 1.500 quân Pháp đồn trú ở Niger, một nước thuộc địa cũ của Pháp. Đây là diễn biến mới nhất ở quốc gia vùng Tây Phi này kể từ đảo chính quân sự hồi tháng 7, sau nhiều tuần Pháp chịu áp lực từ chính quyền quân sự và từ các cuộc biểu tình của nhân dân.

Tổng thống Pháp Macron. (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO/Shutterstock)

Sự ra đi của Pháp, theo Reuters bình luận, sẽ là một đòn mạnh làm suy yếu ảnh hưởng của Pháp và các hoạt động chống nổi dậy ở khu vực Sahel, trong khi quân đánh thuê Wagner của Nga đang tăng cường sự hiện diện ở nước láng giềng Mali.

Theo tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trên truyền hình Pháp France-2, Đại sứ cùng các nhà ngoại giao Pháp sẽ rút khỏi Niger “trong những giờ tới”, còn quân Pháp sẽ rút đi vào cuối năm nay.

“Pháp đã quyết định rút Đại sứ về nước. Trong những giờ tới, Đại sứ của chúng tôi và một số nhà ngoại giao sẽ trở lại Pháp,” ông Macron nói hôm 24/9. “Và chúng tôi sẽ chấm dứt hợp tác quân sự với giới chức Niger,” và nói thêm rằng quân Pháp sẽ về nhà trong “những tháng tới.”

Sự ra đi của Pháp, diễn ra sau nhiều tuần chịu áp lực từ chính quyền quân sự và các cuộc biểu tình của người dân, có thể làm trầm trọng thêm mối lo ngại của phương Tây về ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Nga ở châu Phi. Quân đánh thuê Wagner của Nga đã có mặt ở nước láng giềng Mali của Niger.

Tổng thống Pháp đã không chịu công nhận chính quyền quân sự là cơ quan có thẩm quyền hợp pháp của Niger, nhưng cho biết Paris sẽ phối hợp rút quân với những kẻ cầm đầu cuộc đảo chính.

“Chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến ​​của những người làm đảo chính vì chúng tôi muốn mọi việc diễn ra có trật tự,” ông Macron nói trong một cuộc phỏng vấn với các đài truyền hình TF1France-2 của Pháp.

Ảnh hưởng của Pháp đối với các thuộc địa cũ của họ đã suy yếu ở Tây Phi trong những năm gần đây, cùng lúc bất mãn của dân bản địa ngày càng tăng. Quân lính Pháp đã bị trục xuất khỏi các nước láng giềng Mali và Burkina Faso kể từ các cuộc đảo chính ở những quốc gia này, làm giảm vai trò của Pháp trong cái mà phương Tây gọi là cuộc chiến toàn khu vực chống lại các cuộc nổi dậy Hồi giáo chết người.

Trước khi nổ ra đảo chính hồi tháng 7, Niger vẫn là đối tác an ninh quan trọng của Pháp và Hoa Kỳ. Hai nước đã dùng Niger làm căn cứ để đối kháng cuộc nổi dậy của người Hồi giáo ở khu vực Sahel rộng lớn hơn ở Tây và Trung Phi.

Đảo chính đã lật đổ Tổng thống thân Pháp, Mohamed Bazoum, và chính quyền quân sự đã nhanh chóng chấm dứt mọi hợp tác quân sự đã có giữa Niger với Pháp, đồng thời gây sức ép và yêu cầu Pháp rút khỏi Niger.

Các nhà lãnh đạo quân sự của Niger sau đó đã yêu cầu vào tháng 8 rằng Đại sứ Pháp Sylvain Itte phải rời đi, thu hồi quyền miễn trừ ngoại giao của ông khi Paris từ chối. Tuần trước, ông Macron tuyên bố rằng quân đội Niger đang giữ Itte “làm con tin” và chặn việc giao thực phẩm đến Đại sứ quán Pháp.

Khi ảnh hưởng của Pháp suy yếu, Niger, Mali và Burkina Faso đã tuyên bố thành lập một liên minh quân sự vào tuần trước. Mali và Burkina Faso đều cam kết không chính thức ủng hộ Niger trong trường hợp khối ECOWAS khu vực xâm lược sau cuộc đảo chính, và việc ký kết hiệp ước quốc phòng đã chính thức hóa thỏa thuận này.

Sự hiện diện mở rộng của nga

Căn cứ quân sự của Pháp ở thủ đô Niamey của Niger đã trở thành tâm điểm của các cuộc biểu tình chống Pháp kể từ cuộc đảo chính ngày 26/7.

Các nhóm thường xuyên tụ tập trên đường phố bên ngoài để kêu gọi rút quân đóng ở thủ đô. Vào một ngày thứ Bảy trong tháng này, hàng chục ngàn người đã biểu tình chống Pháp, cắt cổ một con dê mặc trang phục màu sắc Pháp và khiêng những chiếc quan tài phủ cờ Pháp.

Những người biểu tình ủng hộ đảo chính ở Niamey đã vẫy cờ Nga, làm tăng thêm lo ngại của các nước phương Tây rằng Niger có thể theo chân Mali và thay thế quân đội của họ bằng các chiến binh Wagner.

  • RT: Những gì đã biết về vụ máy bay Prigozhin — Thủ lĩnh Wagner Prigozhin chết trong một tai nạn máy bay gần ngoại ô Moskva, cùng với 6 lãnh đạo của Wagner. Chưa có khẳng định chắc chắn nguyên nhân của vụ tai nạn mà được hiểu là ám sát này.

Thủ lĩnh quân đánh thuê Wagner người Nga Yevgeny Prigozhin vừa qua đời trong một vụ tai nạn máy bay vào tháng trước, mà như Reuters phân tích, dẫn đến vấn đề tình trạng Wagner trở nên không rõ ràng sẽ như thế nào trong tương lai sắp tới.

Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner cũng hoạt động ở Cộng hòa Trung Phi và Libya. Các quốc gia phương Tây cho rằng nó cũng có mặt ở Sudan, mặc dù bản thân Wagner phủ nhận điều này.

Các nhà máy điện hạt nhân của Pháp có nhập unraium từ Niger, nhưng lượng nhập khẩu này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ thôi —chưa đến 10%— chủ yếu từ Orano thuộc sở hữu nhà nước của Pháp hiện đang vận hành một mỏ ở phía bắc Niger.

Ông Macron cho đến nay vẫn kiên trì lập luận rằng ông Mohammed Bazoum —người mà Pháp coi là Tổng thống được bầu hợp hiến, nhưng hiện đang bị các thủ lĩnh cuộc đảo chính bắt giữ— là nhà lãnh đạo hợp pháp của Niger, và ông Macron đã thông báo cho ông Bazoum về quyết định này của mình.

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 phút ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

9 phút ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

8 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

9 giờ ago