Bản sửa đổi Luật Đạo đức Sinh học (Bioethics Law) của Pháp đã được chuyển lên Thượng viện vào tháng 1/2020. Bản sửa đổi này do bốn thượng nghị sỹ đệ trình nhằm thiết lập một hệ thống đăng ký cho các công dân Pháp nhận cấy ghép tạng ở nước ngoài và theo dõi nguồn gốc của các cơ quan tạng. Điều này là để ứng phó với nạn du lịch cấy ghép, trong đó công dân Pháp có thể ra nước ngoài để tiếp nhận tạng không rõ nguồn gốc, gián tiếp đồng lõa với tội ác thu hoạch nội tạng.
Pháp đã ký Công ước Hội đồng châu Âu chống lại nạn buôn bán nội tạng người (CETS số 216) vào tháng 11/2019 và trở thành quốc gia thứ 25 ký kết hiệp ước này.
Bà Agnès Buzyn, Bộ trưởng Bộ Y tế Pháp, cho biết: “Hiệp ước này quy định, tại châu Âu và các quốc gia còn lại khác trên thế giới, việc mổ lấy nội tạng từ người sống hoặc người chết [mà không có sự đồng thuận] chính là tội ác. Đây là một nguyên tắc mà nước Pháp sẽ bảo vệ, và chiểu theo đó, chúng tôi xây dựng luật pháp của chúng tôi.”
Nhân dịp này, nhiều thượng nghị sỹ Pháp đã bày tỏ quan ngại về việc chính quyền cộng sản Trung Quốc đang cưỡng bức mổ lấy nội tạng của tù nhân lương tâm. Đặc biệt trong bối cảnh một tòa án độc lập tại London đã ra phán quyết cho biết: “Chúng tôi chắc chắn, đồng thuận, không chút hoài nghi rằng tại Trung Quốc, việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm đã được thực hiện trên quy mô lớn, trong một thời gian dài, dẫn tới số lượng nạn nhân rất lớn… bởi các tổ chức và cá nhân do nhà nước tổ chức và cho phép.” Nạn nhân là người tập Pháp Luân Công, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật giáo Tây Tạng, và một số Kitô hữu không đăng ký với chế độ.
Thượng nghị sỹ Oliver Cadic cho biết chính phủ Trung Quốc đã hoàn toàn bỏ qua cá nhân và quyền của người đó nên có thể lấy nội tạng từ người dân. Ông nói: “Hiển nhiên, sự việc này là hoàn toàn vô nhân đạo. Chủ đề [thu hoạch nội tạng] rất quan trọng vì nó vi phạm tính toàn vẹn của cơ thể con người.”
Thượng nghị sỹ Olivier Paccaud nhận xét nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng là một trong những điều kinh hoàng nhất trong xã hội. “Chúng ta cần làm mọi việc có thể để chấm dứt vấn nạn này. Người ta có thể suy sụp đến mức nào trước khi linh hồn họ ra đi?”
Thượng nghị sỹ Serge Babary phát biểu: “Chúng ta phải cấm thương mại hóa cơ thể người, bao gồm bất kỳ bộ phận nào của cơ thể con người. Để cấm nạn buôn bán nội tạng, điều bắt buộc là phải có một hệ thống theo dõi nguồn gốc của các cơ quan tạng.”
Thượng nghị sỹ Esther Benbassa nhận xét: “Nếu không có hệ thống theo dõi nguồn gốc nội tạng, ắt sẽ xảy ra hoạt động buôn bán tạng bất hợp pháp và nhiều hành vi phi đạo đức khác.”
Thượng nghị sỹ Jérome Bascher đề nghị: “Tất cả thông tin về việc hiến tạng phải được truy xuất nguồn gốc để chấm dứt nạn buôn bán tạng.”
Hệ thống đề xuất của Pháp là hệ thống đầu tiên ở châu Âu yêu cầu đăng ký tất cả các ca cấy ghép tạng ở nước ngoài. Nếu Thượng viện Pháp thông qua đạo luật này, điều đó sẽ thúc đẩy việc quản lý cấy ghép tạng trên khắp châu Âu.
Bản sửa đổi Luật Đạo đức Sinh học phải được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua, và quy trình này dự kiến sẽ hoàn thành vào mùa hè năm 2020.
Cô Fiorella Luna, đại diện của Liên minh Quốc tế Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép tạng ở Trung Quốc (ETAC) tại Pháp, cho biết: “Thực trạng hiện nay ở Trung Quốc là, những người bất đồng chính kiến như người tập Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và tín đồ Kitô giáo đều bị sát hại. Nội tạng của họ bị thu hoạch và bán cho bệnh nhân cấy ghép. Chúng tôi hy vọng chính phủ và Quốc hội Pháp trợ giúp chấm dứt cuộc bức hại và nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.”
Theo Minghui.org
Minh Nhật tổng hợp
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…