Xung đột giữa Bắc Kinh và Manila đã lan từ biển Đông tới trên không. Hôm 24/8, Philippines tố cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) 2 lần bắn pháo sáng vào một trong các máy bay tuần tra của nước này, hoạt động tại các khu vực tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Hôm 25/10/2022, tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, các tòa nhà và công trình do ĐCSTQ xây dựng trên Đá Subi. (Ảnh: Ezra Acayan/Getty)
Theo Thông tấn xã Philippines, Lực lượng đặc nhiệm quốc gia Biển Tây Philippines (NTF-WPS) xác nhận, một máy bay dân sự Cessna của Cục Thủy sản và Tài nguyên biển Philippines (BFAR) đang bay gần bãi đá Subi (Subi Reef) hôm thứ Năm (ngày 22/8), thì phát hiện pháo sáng phát ra từ đảo san hô đánh cá này, nơi đã được ĐCSTQ lấp biển và cải tạo thành căn cứ quân sự.
Lực lượng đặc nhiệm cho biết, chính chiếc máy bay này của Philippines cũng bị máy bay chiến đấu của ĐCSTQ “quấy rối” hôm thứ Hai (ngày 19/8). Cùng ngày, một máy bay chiến đấu 63270 của Lực lượng Không quân ĐCSTQ đã thực hiện “những hành động vô trách nhiệm và nguy hiểm”, đã bắn pháo sáng nhiều lần trong khoảng cách nguy hiểm 15 mét tính từ máy bay Philippines.
Philippines tuyên bố rằng các máy bay chiến đấu của ĐCSTQ “không nhận được bất kỳ hành động khiêu khích nào, nhưng hành động của họ cho thấy ý định nguy hiểm và gây nguy hiểm cho sự an toàn của nhân viên trên máy bay của Lực lượng Không quân Philippines”.
Đại sứ quán ĐCSTQ tại Manila chưa đưa ra bình luận ngay lập tức về các vụ việc xảy ra cùng tuần lễ mà Manila và Bắc Kinh cáo buộc lẫn nhau bên này đâm vào tàu bên kia và thực hiện các động thái nguy hiểm ở Biển Đông.
Máy bay thuộc Cục Thủy sản và Tài nguyên biển Philippines (BFAR), phối hợp với lực lượng bảo vệ bờ biển, được giao nhiệm vụ theo dõi và chặn tàu thuyền đánh bắt trộm xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Trong một tranh chấp khác về bãi cạn Scarborough hôm 8/8, quân đội Philippines cho biết 2 máy bay chiến đấu phản lực của ĐCSTQ đã thả ít nhất 8 quả pháo sáng, gây nguy hiểm cho máy bay quân sự Philippines thực hiện nhiệm vụ tuần tra thường lệ. Đây là cuộc chạm trán trên không đầu tiên giữa Bắc Kinh và Manila kể từ cuộc xung đột đang diễn ra ở Biển Đông vào năm 2023.
Trong một tuyên bố, lực lượng đặc nhiệm Philippines kêu gọi Chính phủ ĐCSTQ “ngay lập tức chấm dứt mọi hành động khiêu khích và nguy hiểm đe dọa sự an toàn của các tàu và máy bay Philippines tham gia vào các hoạt động hợp pháp và thường xuyên trong lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, cũng như tự do hàng hải và hàng không của tất cả các tàu thuyền và máy bay ở Biển Đông”.
Tuyên bố nêu rõ: “Những hành động này làm suy yếu hòa bình và an ninh khu vực, đồng thời làm tổn hại thêm hình ảnh của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế”. Bộ Ngoại giao Manila đã gửi công hàm phản đối ngoại giao tới Bắc Kinh.
Tướng Romeo Brawner Jr., tư lệnh quân đội Philippines, chỉ ra rằng mặc dù không có báo cáo về thương vong hay tổn thất, nhưng hành động của ĐCSTQ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Ông Brauner nói với hãng tin AP: “Nếu pháo sáng tiếp xúc với máy bay của chúng tôi, những ngọn lửa này có thể bị thổi vào cánh quạt hoặc cửa hút gió, hoặc đốt cháy máy bay của chúng tôi. Điều này rất nguy hiểm.”
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông bất chấp phán quyết của tòa án quốc tế rằng tuyên bố của nước này không có cơ sở pháp lý. Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu (ngày 23/8) rằng vào ngày 22/8, hai máy bay quân sự của Philippines đã bay lên bầu trời trên Đá Subi của Trung Quốc và Trung Quốc “đã thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết theo luật pháp””.
Đá Subi hiện đang nằm dưới sự kiểm soát thực sự của ĐCSTQ. Đảo san hô này nằm ở phía Tây Nam của Nhóm Thị Tứ thuộc Quần đảo Trường Sa. Cùng với Đá Vành Khăn và Bãi cạn Second Thomas, nó được Tòa án Trọng tài Quốc tế ở The Hague năm 2016 tuyên bố là vùng đất cao thủy triều thấp và không thể tạo ra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.
Tuyên bố của ĐCSTQ không đề cập đến cuộc xung đột ngày 19/8 ở bãi cạn Scarborough. Xung đột ở bãi cạn Scarborough xảy ra vài giờ sau khi tàu tuần duyên của Philippines và Trung Quốc va chạm gần bãi cạn Sabina. Philippines báo cáo rằng cả 2 tàu tuần tra của họ đều bị hư hỏng cấu trúc. Bãi cạn này nằm cách đảo Palawan của Philippines 140 km về phía tây và cách đảo Hải Nam, vùng gần nhất của Trung Quốc, khoảng 1.200 km.
Sau vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc và Philippines, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel đã đưa ra tuyên bố bày tỏ sự ủng hộ đối với đồng minh của mình là Philippines và lên án “các hành động nguy hiểm của Trung Quốc chống lại các hoạt động hàng hải hợp pháp của Philippines”, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt hành vi nguy hiểm và gây bất ổn.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…