Phục chế màu ảnh thảm sát đen trắng, nhiếp ảnh gia hy vọng lịch sử không lặp lại

Tác phẩm mới nhất của nhiếp ảnh gia Tom Marshall, người chuyên tô màu những bức ảnh đen trắng lịch sử, được lan truyền trên Internet và đã thu hút được đông đảo người xem. Bộ ảnh này nói về cuộc thảm sát trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Những khuôn mặt xa xăm và mờ nhạt trong ảnh đã trở nên sống động và rõ nét hơn sau khi được xử lý màu.

Ông Tom Marshall tô màu cho ảnh đen trắng (PhotograFix). (Ảnh: Cục Lưu trữ quốc gia).

Loạt tác phẩm này của ông Marshall vừa chấn động vừa gây sốc, tái hiện những năm tháng nặng nề và khốn khổ trong các trại tập trung của Thế chiến thứ hai trước mắt mọi người.

Ông Marshall, người nổi tiếng với việc phục chế những bức ảnh lịch sử cũ thành những bức ảnh đầy màu sắc, cho biết lần này chính sự nghiệp của ông đã tìm đến với “công cuộc phục chế ảnh đau đớn nhất”.

Ông đã viết trên trang web Bored Panda tiếng Lithuania vào tháng 2/2020 rằng: “Tuần này, thế giới sẽ tổ chức Ngày Tưởng niệm Đại thảm sát, kỷ niệm 75 năm Liên Xô giải phóng trại tập trung Auschwitz.”

“Nhân dịp kỷ niệm này, tôi đặc biệt chọn ra một số bức ảnh lịch sử để tô màu. Tất cả đều được chụp vào đầu năm 1945. Vào thời điểm đó, mọi người đã biết đến nỗi kinh hoàng trong cuộc thảm họa diệt chủng của Đức Quốc xã.”

Tác phẩm của ông nhanh chóng lan truyền trên mạng, riêng số lượng người truy cập trang web Bored Panda đã lên tới 600.000 người.

Nhiếp ảnh gia chỉ ra rằng, rất khó để tô màu cho nhóm ảnh này, vì nhân vật trong ảnh không phải là đối tượng mà chúng ta thường chụp.

Ông giải thích: “Quá trình chỉnh sửa và tô màu cho những bức ảnh cũng khác so với bình thường. Vì khi những người này được giải cứu, họ đều đang hấp hối, nên màu da của họ hoàn toàn khác với người bình thường.” “Sau khi lên màu, bạn có thể thấy họ gầy trơ xương, da nhợt nhạt không còn chút máu. Thậm chí có người còn trẻ tóc đã bạc hoa dâm, mắt thâm quầng, trông già nua.”

Ông Marshall đưa những bức ảnh này lên Internet chia sẻ với mọi người, với mong muốn “lưu giữ những bức ảnh ý nghĩa và gây sốc này để thảm kịch không lặp lại”.

Bộ xương di động

Ông Tom Marshall tô màu cho ảnh đen trắng (PhotograFix); Nội dung của siêu liên kết được lên kế hoạch này cảm ơn Bộ sưu tập đặc biệt của Perry, Thư viện Harold Lee, Đại học Brigham Young.

Có lẽ đây chỉ là một đứa trẻ, nam thanh niên này trông như một “bộ xương di động”. Bức ảnh này được chụp ở Ebensee. Thật không may, trong các trại tập trung ở châu Âu, cảnh tượng này lại có mặt ở khắp mọi nơi.

Người đàn ông ở Lager Nordhausen   

Ông Tom Marshall tô màu cho ảnh đen trắng (PhotograFix). (Ảnh gốc: Nancy & Michael Krzyzanowski / Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust Hoa Kỳ).

Hai người đàn ông đói khát nhìn chằm chằm vào ống kính máy ảnh. Họ vừa được giải cứu khỏi trại tập trung Gestapo tại Lager Nordhausen. Ở đó họ bị giam cầm với 3.000 hoặc 4.000 bạn đồng hành, bị đánh đập, ngược đãi và bỏ đói.

Những đứa trẻ trong trại tập trung Auschwitz

Ông Tom Marshall tô màu cho ảnh đen trắng (PhotograFix). (Ảnh gốc: Cục Lưu trữ ảnh tư liệu quốc gia Belarus / Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust Hoa Kỳ).

Ông Marshall tìm thấy bức ảnh này từ một bộ phim của Liên Xô về cuộc giải phóng trại Auschwitz vào tháng 1/1945, và sau đó phục chế thành ảnh màu. Bức ảnh mô tả những đứa trẻ đang bị giam cầm.

Cô gái Nga 18 tuổi

Ông Tom Marshall tô màu cho ảnh đen trắng (PhotograFix). (Ảnh gốc: Eric Schwab / AFP qua Getty Images).

Khó có thể tưởng tượng được trong ảnh là một thiếu nữ 18 tuổi. Bức ảnh được chụp trong cuộc giải phóng trại tập trung Dachau năm 1945, trại tập trung đầu tiên được thành lập ở Đức.

Theo báo cáo, số người chết ở đây lên tới 31.591 người, hàng trăm người chết mỗi tuần. Nguyên nhân tử vong phổ biến nhất là bệnh tật, đói khát và tự sát. Trong môi trường khắc nghiệt như vậy, cô gái trông già hơn rất nhiều so với tuổi thật của mình.

Những người đói khát trong trại tập trung Ebensee

Ông Tom Marshall tô màu cho ảnh đen trắng (PhotograFix). (Ảnh gốc: Lưu trữ quốc gia / Getty Images).

Nhóm tù nhân vừa được cứu đói tạo dáng chụp ảnh. Họ bị giam trong trại tập trung Ebensee ở Áo, được biết đây là nơi tiến hành các cuộc thí nghiệm khoa học. Bách khoa toàn thư về đại thảm sát ghi lại rằng, trại này đã được quân đội Hoa Kỳ giải phóng vào tháng 5/1945.

Ngọn lửa cuồng nộ của Bergen Belsen

Ông Tom Marshall tô màu cho ảnh đen trắng (PhotograFix).

Bệnh sốt phát ban phổ biến trong trại tù Bergen-Belsen. Sau khi quân đội Anh giải phóng nơi đây vào tháng 5/1945, một ngọn lửa đã thiêu rụi mặt đất. Bức ảnh này được chụp bởi ông Charles Martin King Parsons, ông cố của Marshall, cha tuyên úy (sĩ quan là người tu hành, chuyên làm công việc tôn giáo) trong quân đội vào thời điểm đó.

Mộ tập thể Belsen

Ông cố của Marshall còn chụp một bức ảnh về ngôi mộ tập thể của Belsen. Số người chết gây sốc khiến ông Marshall quyết định không tô màu cho bức ảnh. Ông nói: “Tôi cảm thấy làm vậy không đúng.”

Có lẽ ông ấy đã đúng. Bức ảnh đó có thể được xem ở đây. Đây là một lời cảnh báo mạnh mẽ: Nếu những người tốt không ra tay ngăn chặn, chính quyền bạo ngược sẽ mang đến tai họa cho chúng ta.

Theo Cao Tịnh / Epoch Times

 Xem thêm:

Cao Tịnh

Published by
Cao Tịnh

Recent Posts

TMĐT quý III: Bất ngờ với sự trỗi dậy của Tiki

Quý III/2024 chứng kiến sự trỗi dậy bất ngờ của sàn thương mại điện tử…

5 giờ ago

Tổng công tố Ukraine từ chức khi dân chúng bức xúc vụ bê bối trốn lính

Thiếu lính, bê bối khâu tuyển quân, nạn làm giàu nhờ chiến tranh, TT Zelensky…

6 giờ ago

Cháy chùa Phổ Quang: 27 pho tượng Phật bị thiêu rụi; thiệt hại 25 tỷ đồng

Chùa Phổ Quang có lịch sử hơn 800 năm bị thiêu rụi vào sáng ngày…

9 giờ ago

Tình báo Mỹ: Nga, Iran, Trung Quốc có thể kích động bạo lực sau bầu cử

Nga, Trung Quốc và Iran có ý định thổi bùng các câu chuyện gây bất…

12 giờ ago

Ông Tập nói với ông Putin: Thế giới hỗn loạn nhưng tình hữu nghị Trung-Nga sẽ trường tồn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng…

12 giờ ago

Quan chức Nga chỉ ra chỗ khác biệt giữa BRICS và EU

Không đòi hỏi luật lệ và ràng buộc phức tạp, BRICS sẽ hấp dẫn về…

13 giờ ago