Quốc hội Nga hôm thứ Năm (16/1) đã bỏ phiếu với đại đa số nghị sĩ ủng hộ đề cử của Tổng thống Putin cho vị trí thủ tướng mới. Đây là cuộc cải tổ chính trị của ông Putin mà có người gọi là “cách mạng tháng một” tại Nga.
Duma Quốc gia Nga – tương đương Hạ viện, hôm 16/1 đã chuẩn thuận ông Mikhail Mishustin, 53 tuổi, làm thủ tướng mới với 383 phiếu thuận, không phiếu trống và 41 phiếu trắng.
Trước khi được Tổng thống Putin chọn làm thủ tướng mới, ông Mikhail Mishustin là lãnh đạo cơ quan thuế vụ Liên bang Nga và không mấy nổi bật trên chính trường. Nhân vật từng chơi khúc côn cầu trên băng với ông Putin nói rằng ông sẽ chỉ định các thành viên nội các trong thời gian sớm nhất.
Tổng thống Putin bất ngờ thực hiện một chuyển động chính trị chấn động nước Nga bằng thông báo đề xuất sửa đổi Hiến pháp trong bài phát biểu quốc gia hôm thứ Tư (15/1). Ngay sau phát biểu của ông Putin, Thủ tướng Dmitry Medvedev và toàn bộ nội các của ông đã tuyên bố từ chức. Ông Dmitry Medvedev nói rằng ông và cộng sự từ chức theo yêu cầu của tổng thống.
>>Tổng thống Putin giải tán chính phủ, đề xuất sửa đổi hiến pháp
Tổng thống Putin đã chi phối chính trị Nga trong hai thập kỷ qua trong 4 nhiệm kỳ tổng thống và một nhiệm kỳ thủ tướng giữa giai đoạn để tránh vi phạm điều khoản Hiến pháp về việc không được làm tổng thống Nga quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Ngoại giới nhận định rằng với việc giải tán nội các bất ngờ này, cùng việc xúc tiến sửa đổi Hiến pháp, đã củng cố thêm vai trò kiểm soát gần như hoàn toàn quá trình chuyển giao quyền lực của ông Putin và có thể cũng là nỗ lực của tổng thống đương nhiệm để giảm thiểu đấu đá nội bộ từ giờ tới kỳ bầu cử năm 2024.
Việc ông Medvedev và toàn bộ nội các của ông rời nhiệm sở cũng cho phép ông Putin thể hiện rằng ông đang phản ứng với sự bất mãn của công chúng sau nhiều năm chính phủ thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng và chính sách tăng tuổi nghỉ hưu không được ủng hộ.
Ông Medvedev làm thủ tướng Nga từ năm 2012 và bị chỉ trích phải chịu trách nhiệm cho tình trạng suy thoái kinh tế đất nước trong giai đoạn 2014-2016, bị phương Tây chế tài, và giá dầu thô bất ổn định.
Lương thực tế của người dân Nga đã giảm trong 5 năm qua, từ đó làm xói mòn uy tín của chính phủ, đồng thời cũng làm mất điểm tín nhiệm của ông Putin, các nhà phân tích và phê bình Điện Kremlin nói với Reuters.
Các nhà phê bình từ lâu đã cáo buộc ông Putin âm mưu tiếp tục duy trì quyền lực sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2024.
Các sửa đổi Hiến pháp mà ông Putin đề xuất sẽ cho phép cựu điệp viên KGB này lựa chọn hoặc là đảm nhận chức thủ tướng đã được gia tăng thêm quyền lực hoặc giữ vai trò lãnh đạo Hội đồng Nhà nước – cơ quan mà ông Putin đang rất muốn thành lập và trao nhiều thẩm quyền điều hành đất nước.
Xuân Thành
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…