Bắn thử nghiệm tên lửa siêu thanh đời mới Oreshnik là để “gửi tín hiệu” tới Washington, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói với phóng viên Tucker Carlson, và người Nga “hy vọng lần cuối cùng mà diễn ra vài tuần trước” đã là một thông điệp được người Mỹ “nghiêm túc” tiếp thu. Phóng viên gạo cội người Mỹ Carlson đã tới Moskva để phỏng vấn phe Nga. Trong chuyến công du với mục đích đóng góp nỗ lực chấm dứt chiến tranh Ukraine này, anh Carlson có dự định chặng dừng chân trước đó là tới Kiev để phỏng vấn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nhưng anh đã không thành công vì bị từ chối.
Moskva sẽ dùng mọi cách trong khả năng của mình để bảo vệ quyền lợi của đất nước, và hy vọng Washington ý thức được điều đó sau lần bắn thử nghiệm tên lửa siêu thanh đời mới, mang tên Oreshnik, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói với phóng viên Mỹ Tucker Carlson.
“Chúng tôi không muốn làm tình hình trở nên trầm trọng, nhưng mà [tên lửa Mỹ] ATACMS và các vũ khí tầm xa khác đã được dùng để bắn vào lãnh thổ nước Nga nơi đây, [cho nên] chúng tôi gửi tín hiệu.” ông Lavrov nói. “Chúng tôi hy vọng rằng lần cuối cùng mà diễn ra vài tuần trước, tín hiệu đi kèm vũ khí đời mới mà được gọi là Oresknik, đã được tiếp thu một cách nghiêm túc.”
“Thông điệp ở đây chính là các vị —tôi là nói Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ, những người đang cung cấp những vũ khí tầm xa cho chính quyền Kiev— họ phải hiểu được rằng [người Nga] chúng tôi sẵn sàng dùng bất kỳ biện pháp nào để không cho họ thành công trong cái gọi là chiến lược đánh bại nước Nga,” ông Lavrov nhắc đến sự an nguy của cả một nước Nga đối với thế lực đang hành động với tư tưởng chống Nga làm mục đích, và nhấn mạnh rằng Moskva sẽ “sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.”
Cuối tháng trước, ngày 20/11, Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan, người phát ngôn của STRACOM, Bộ chỉ huy Chiến lược của Mỹ, đã tuyên bố rằng Mỹ đã sẵn sàng dùng đến vũ khí hạt nhân trong tình huống mà nước này “chấp nhận được” để bảo vệ quyền lợi của quốc gia, đảm bảo Mỹ “tiếp tục dẫn đầu thế giới.”
Trong sự kiện Project Atom 2024 tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, ông Buchanan đề cập tới việc Mỹ phải đối mặt tiềm năng xung đột hạt nhân với Nga, Trung Quốc, và Bắc Triều Tiên. Ông hối thúc Mỹ nên có các cuộc đàm luận với các quốc gia này để tránh nguy cơ xung đột hạt nhân, và bình luận rằng “vũ khí hạt nhân là các vũ khí của chính trị.”
Tính cho đến nay trên phạm vi toàn thế giới, hai quả bom hạt nhân nguyên tử duy nhất được dùng để sát nhân là do Mỹ thực hiện vào năm 1945 tại Nhật Bản. Theo rất nhiều bình luận gia đánh giá, và chính Mỹ cũng thừa nhận như vậy, rằng Đại Thế chiến II có thể kết thúc mà không cần dùng tới vũ khí hạt nhân, khi mà Berlin thất thủ trước Hồng quân Liên Xô và Đức Quốc xã đã triệt để kết thúc, đồng thời, quân đội Phát xít Nhật đã đại bại và không còn sức phản kháng.
Hai quả bom đó là được dùng với mục đích chính trị, là để tối đa hóa lợi ích của nước Mỹ trong cuộc chiến đó mà thôi.
Trong cuộc phỏng vấn với anh Carlson, khi bình luận về phát ngôn của ông Buchanan, Ngoại trưởng Nga Lavrov nói, “đó là một sai lầm rất nghiêm trọng,” khi phê bình kiểu leo thang có thể dẫn tới nguy cơ vũ khí hạt nhân. Theo ông, cuộc xung đột này nên được giải quyết bằng đàm phán ngoại giao, chứ không phài bằng leo thang chiến tranh.
Trước đó, lúc trả lời cho câu hỏi có đúng là Nga và Mỹ đang trong tình trạng chiến tranh hay không, thì ông Lavrov khẳng định rằng “chúng tôi không chính thức nhìn nhận như vậy, nhưng những gì đang diễn ra ở Ukraine, thì một số người gọi đó là chiến tranh tổng hợp, (hybrid) và tôi cũng gọi đó là chiến tranh tổng hợp.” Giữa Nga và NATO có thể được coi là đang có một cuộc chiến tranh mà không có lời tuyên bố.
Nếu một khi chiến tranh Nga-Mỹ đã “có thể dẫn tới nhân tố [vũ khí] hạt nhân” thế thì theo phân tích của nhà ngoại giao già đời Lavrov, “chúng tôi chắc chắn sẽ tìm cách né tránh nó. Nhưng mà chính là vì một số người nào đó ở Washington cũng như một số người nào đó ở London, Brussels, phảng phất như không có năng lực lắm [để hiểu ra], cho nên chúng tôi sẽ gửi các thông điệp bổ sung, nếu như họ vẫn chưa đưa ra được kết luận cần thiết.”
Phóng viên nổi tiếng Tucker Carlson đã nói về mục đích chuyến công du tới cả Ukraine và Nga là để đóng góp nỗ lực để chiến tranh Ukraine sớm chấm dứt.
Donald Trump, người mà anh Carlson ủng hộ mạnh mẽ trong đợt vận động bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng trước, đã rất nhiều lần tuyên bố rằng ông muốn sớm chấm dứt chiến tranh Ukraine bằng con đường đàm phán.
Anh Carlson nói rằng chiến tranh là kết thúc bằng đàm phán, mà đàm phán là mở đầu bằng đối thoại. Anh lên án rằng cả chính quyền Biden lẫn chính quyền Zelensky đều không có bất kỳ nỗ lực nào để đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nếu không muốn nói rằng họ ngăn chặn các nỗ lực đối thoại trong gần 3 năm qua.
Hồi đầu năm nay, phóng viên người Mỹ Carlson đã tới Moskva để tiến hành một cuộc phỏng vấn dài với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Còn lần công du cuối năm này, anh đã phỏng vấn Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, người mà anh miêu tả là vị ngoại trưởng lâu năm nhất thế giới mà đang còn tại chức. Anh đã có nỗ lực gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước khi gặp ông Lavrov trong cùng chuyến công du này, nhưng mà, nỗ lực đó đã không thành công vì bị từ chối.
Chỉ vài giờ trước, video cuộc tọa đàm giữa Sergey Lavrov và Tucker Carlson được anh Carlson đăng tải ở đây, và được Bộ Ngoại giao Nga đăng tải ở đây.
https://twitter.com/TuckerCarlson/status/1864092222091657502?ref_src=twsrc%5Etfw” target=”_blank” rel=”noopener
Người Nga tuyên bố về sự tồn tại của vũ khí đời mới Oreshnik này sau khi họ bắn thử nghiệm vào một nhà máy quân sự tại thành phố Dnipro, trung tâm nước Ukraine, hôm 21/11. Trong tiếng Nga, oreshnik (орешник) có nghĩa là cây trăn (hazel tree), cho nên, đôi khi nó cũng được gọi là tên lửa Hazel.
Trước đó, liên tiếp 2 ngày 18/11 và 19/11, Mỹ và Anh đã cho bắn tên lửa ATACMS và Storm Shadow vào lãnh thổ nước Nga, sau khi truyền thông Mỹ hôm 17/11 tuyên bố rằng chính quyền Mỹ đã bật đèn xanh cho việc làm này.
Hôm 21/11, Nga đã báo trước với Mỹ vào 30 phút trước khi phóng tên lửa đáp trả.
Tên lửa siêu thanh (hypersonic) Oreshnik, theo quan sát, có thể đạt tới tốc độ Mach 10 (hoặc thậm chí Mach 11). Trong vụ bắn đáp trả của Nga, 1 quả tên lửa mang 6 đầu đạn, và mỗi đầu đạn mang 6 đầu đạn con. Mỗi đầu đạn trong số 36 đầu này đều có thể điều khiển một cách độc lập tới các đích khác nhau.
Khi nó lao xuống trở lại tầng khí quyển bên dưới, nó tạo thành 6 đợt công kích, mỗi đợt 6 đầu đạn với tốc độ Mach 10. Lần đáp trả hôm 21/11, không đầu đạn nào mang vũ khí phát nổ. Chúng chỉ phát sáng và có thể được quan sát rõ ràng. Sức công phá của lần đáp trả đó là do sóng xung kích bởi tốc độ siêu thanh, và do đầu đạn đạt tới nhiệt độ 4.000 độ C (theo tuyên bố của Nga) và có thể xuyên thủng bất kỳ công trình nào, kể cả các hầm trú ẩn.
Nga tuyên bố rằng họ có thể lắp đầu đạn hạt nhân vào Oreshnik nếu cần thiết. Nga cũng tuyên bố rằng hiện nay phương Tây hầu như không có cách nào chặn đánh được Oreshnik.
Các bình luận độc lập cho rằng khi bắn thật chứ không phải bắn thử nghiệm, thì Nga có thể dùng phương án cài 1 trong 36 đầu đạn là hạt nhân, và như vậy cộng với tốc độ Mach 10, thì đó quả thực là điều mà phương Tây không chặn được, với công nghệ phòng không hiện nay.
Ngoài ra, cũng có bình luận rằng Oreshnik có thể được dùng như một loại vũ khí chiến lược mà không cần lắp đầu đạn hạt nhân, bởi vì sức xuyên phá của đầu đạn có nhiệt độ lên tới 4.000 độ C. Nếu cả 36 đầu đạn đều chứa chất nổ thông thường, thì 1 quả Oreshnik đã đủ khả năng phá hủy 1 căn cứ quân sự, kể cả công trình ngầm dưới đất.
Nghĩa là Nga không cần dùng tới vũ khí hạt nhân. Trước đó, có rất nhiều bình luận, kể cả từ các kênh truyền thông của Ukraine, cho rằng ATACMS và Storm Shadow của Mỹ và Anh sẽ làm Nga bó tay. Theo lập luận của họ, nếu Nga muốn đấu với Mỹ và phương Tây trong đợt leo thang bằng vũ khí chiến lược này, thì chỉ có thể dùng vũ khí hạt nhân.
Nhưng mà, theo lập luận của các kênh truyền thông này, chỉ cần Nga động tới vũ khí hạt nhân, thì Mỹ và phương Tây, bằng vào sức mạnh truyền thông mạnh hơn Nga gấp nhiều lần và bằng vào năng lực ngoại giao và kinh tế, sẽ lập tức khiến Nga sụp đổ. Sụp đổ ngay lập tức, không cần bàn cãi. Cho nên phương Tây cho rằng Nga sẽ bó tay.
Tuy nhiên, Oreshnik đã chứng tỏ rằng Nga không cần dùng tới vũ khí hạt nhân, vẫn có thể giải được bài toán ATACMS và Storm Shadow.
Chiến tranh diễn ra tại Ukraine, một cường quốc nông nghiệp, là chiến tranh tiêu hao, mà trong đó sử dụng lượng lớn vũ khí chiến lược đắt đỏ là không thích hợp. Dùng tên lửa mỗi quả trị giá hàng triệu đô la để bắn vào Ukraine hay vùng quê Kursh của Nga là không hiệu quả về mặt kinh tế. Cho nên đợt leo thang cuối tháng 11 là lần giao đấu và thử nghiệm vũ khí giữa Nga và Mỹ/NATO, chứ không còn là chiến tranh tiêu hao nữa. Sau khi Donald Trump đắc cử, phương Tây đã tiến hành leo thang theo hướng cho dùng vũ khí tầm xa, điều mà trước đó họ đã không làm. Nga đáp trả bằng Oreshnik và tuyên bố rằng nếu phương Tây tiếp tục cho bắn tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga, thì Oreshnik có thể được dùng để bắn vào các mục tiêu thuộc về các nước nào mà cho dùng tên lửa đó.
Oreshnik mặc dù được Nga gọi là vũ khí tầm trung nhưng mà tầm bắn chỉ thua tên lửa xuyên lục địa. Người Nga so Oreshnik với tên lửa xuyên lục địa nên họ gọi như vậy. Kỳ thực nó có tầm bắn lên tới 5.000 km hoặc 5.500 km, nghĩa là, từ Nga có thể bắn tới toàn bộ Châu Âu và gần nửa nước Mỹ. Có một số bình luận của kênh truyền thông phương Tây, cho rằng Nga đã phóng đại con số này, rằng Oreshnik có tầm bắn nhiều nhất là 3.000 km, nghĩa là không bắn được tới Mỹ, nhưng đủ để bắn bất kể mục tiêu nào nằm trong Châu Âu.
https://twitter.com/MedvedevRussiaE/status/1859659775132492036?ref_src=twsrc%5Etfw” target=”_blank” rel=”noopener
Nhật Tân
Tờ Globe & Mail của Canada đưa tin vào Chủ Nhật (5/12), trích dẫn ba…
Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có xu hướng bị lão hóa nhanh…
6 triệu giàn pháo hoa sẽ được Nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc…
Đường dây này đã làm giả hàng nghìn giấy tờ, tài liệu các loại cho…
Chủ đề như “tỷ lệ dương tính với virus cúm đang gia tăng nhanh chóng…
“Đương nhiên là tôi muốn… Tôi không thể tới, đặc biệt khi chiến tranh đang…