Sinh viên Trung Quốc ở Australia: “Tập Cận Bình, hãy từ chức! ĐCSTQ, hãy hạ đài”

“Tập Cận Bình, hãy từ chức! ĐCSTQ, hãy hạ đài” Đây là khẩu hiệu của hơn 100 sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để phản đối chính sách “Zero-COVID” cực đoan và chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tối ngày 28/11, theo The Epoch Times.

Hơn 100 sinh viên Trung Quốc đã tổ chức biểu tình phản đối chính sách “Zero COVID” và chế độ độc tài của ĐCSTQ tại Tòa thị chính, Sydney, vào ngày 28 tháng 11 năm 2022. (Ling Xiao/ Epoch Times)

Bị kích động bởi cái chết của hơn 10 người ở thủ phủ Urumqi, Tân Cương, các cuộc biểu tình quy mô lớn đã nổ ra khắp Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng ra nước ngoài. Nhiều người Trung Quốc thuộc các tầng lớp khác nhau cho rằng, đây là cảnh tượng chưa từng thấy kể từ sau các cuộc biểu tình do sinh viên tổ chức ở Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh vào năm 1989.

Các sinh viên Trung Quốc ở Sydney đã tổ chức thắp nến tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn ở Urumqi, nơi lực lượng phản ứng sớm đã không thể tiếp cận căn hộ đã bị cháy hàng giờ do toàn bộ khu dân cư này đã bị chính quyền phong tỏa và đóng cửa nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn COVID-19.

Một số sinh viên giơ các biển báo đường phố giống các biển báo đường phố trên “Đường Urumqi” của Thượng Hải để thể hiện tình đoàn kết với những người biểu tình ở Thượng Hải. Một số sinh viên hóa trang thành nhân vật”Winnie the Pooh” (gấu Pooh) để nhạo báng nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, trong khi những sinh viên khác phát tờ giấy trắng và khẩu hiệu cho những người đi ngang qua.

Một người biểu tình cầm khẩu hiệu ghi “ĐCSTQ là nguồn gốc tội ác” (Ling Xiao/Đại Kỷ Nguyên)

Các khẩu hiệu phản đối ĐCSTQ gồm có:

  • “Tập Cận Bình, hãy từ chức”
  • “ĐCSTQ, hãy hạ đài”,
  • “Tự do báo chí, tự do ngôn luận”
  • “Trả tự do cho tất cả công dân bị bắt giữ”
  • “Đóng cửa các trại tập trung ở Tân Cương”
  • “Trả tự do cho người Duy Ngô Nhĩ”
  • “Hồng Kông tự do, Thượng hải tự do, Bắc Kinh tự do, Trung Quốc tự do”

Đám đông cũng liên tục hát bài “Bạn có nghe mọi người hát không”.

Sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài: “ĐCSTQ hoàn toàn dối trá”

Một sinh viên Trung Quốc tham gia biểu tình và phát biểu với bí danh Baishun, cho biết, anh ấy đã bị sốc trước vụ cháy chung cư ở Urumqi. Anh cho rằng chính sách của chính phủ đã dẫn đến một thảm họa nhân tạo mà lẽ ra đã có thể tránh được. Vụ việc này, cùng với việc một phụ nữ mang thai ở thành phố Tây An bị sảy thai do chính sách COVID của ĐCSTQ, đã khiến anh nhận thức rõ hơn về bản chất của chế độ cộng sản Trung Quốc.

Phát biểu với tờ The Epoch Times, anh Baishun lên án: “ĐCSTQ đang sử dụng con virus này để kiểm soát người dân của chính mình và người dân trên thế giới. Virus này chỉ là một công cụ. ĐCSTQ hoàn toàn dối trá, đang bức hại tất cả những người tốt và để mặc tất cả những người xấu. Tôi thực sự thất vọng với Đảng. Tôi hy vọng một ngày nào đó đất nước của chúng tôi sẽ dân chủ và tự do.”

“Tôi yêu đất nước của tôi. Tôi yêu Trung Quốc. Tôi hy vọng ĐCSTQ sẽ sụp đổ càng sớm càng tốt.”

Anh Baishun cho biết, anh đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Anh ấy cảm ơn tờ The Epoch Time vì đã cung cấp một nền tảng thoái đảng để anh bày tỏ cảm xúc của mình.

Phát biểu với The Epoch Times, anh Jack (bí danh), một sinh viên Trung Quốc khác, tin rằng ĐCSTQ là một chính phủ độc tài sớm muộn sẽ sụp đổ và vụ hỏa hoạn ở Urumqi chỉ là ngòi nổ. Bản thân anh Jack là một người ủng hộ dân chủ kể từ khi phong trào chống dự luật dẫn độ xảy ra ở Hồng Kông vào năm 2019.

Sinh viên Trung Quốc với bí danh Jack tờ giấy với khẩu hiệu “Tự do cho Trung Quốc, nói không với ĐCSTQ, nói có với nhân quyền” (Lý Triệu Huy/Đại Kỷ Nguyên)

Người Australia gốc Hoa thay đổi quan điểm về sinh viên Trung Quốc

Anh Daxiong, một công dân Australia gốc Hoa, lưu ý, đây là lần đầu tiên anh chứng kiến nhiều sinh viên Trung Quốc tụ tập để phản đối và chỉ thẳng tay vào Đảng Cộng sản Trung Quốc như vậy.

Anh cho hay: “Tôi từng nghĩ rằng người dân Trung Quốc không có dũng khí, nhưng hiện giờ họ dường như đã có một chút.”

Ngoài ra, anh Andy Cai, một cư dân Australia đến từ Trung Quốc đại lục đã sống nhiều năm ở Hồng Kông, bày tỏ sự ngạc nhiên: “Đây là lần đầu tiên kể từ sau vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, tôi mới nhìn thấy nhiều sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài đứng lên phản đối chế độ độc tài và chuyên chế.”

“Tôi nghĩ họ rất dũng cảm. Trước đây, [những người tham gia] các hoạt động này đều là các doanh nhân ở Hồng Kông, hoặc một số nhóm riêng, chẳng hạn nhóm Pháp Luân Công hoặc nhóm Tây Tạng, nhưng lần này, nhiều thanh niên đã đứng ra, điều này thật cảm động.”

Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ vui mừng khi thấy sinh viên Trung Quốc thức tỉnh

Hơn 100 sinh viên Trung Quốc đã tổ chức biểu tình phản đối chính sách “Zero COVID” và chế độ độc tài của ĐCSTQ tại Tòa thị chính, Sydney, vào ngày 28 tháng 11 năm 2022. (Ling Xiao/ Epoch Times)

Ông Robert, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ kỳ cựu ở Sydney, lưu ý rằng các cuộc biểu tình ở Trung Quốc lần này là do chính sách “Zero-COVID” gây ra, khác với cuộc biểu tình ngày 4/6/1989 khi sinh viên Trung Quốc lần đầu tiên kêu gọi dân chủ và tự do.

Tuy nhiên, ông nhận thấy rằng người dân Trung Quốc đã dần dần nhận ra tầm quan trọng của nền dân chủ trong quá trình này.

Ông Robert nhấn mạnh với tờ The Epoch Times: “Lần này, người dân [Trung Quốc] đang nhận thức được rằng nếu không có dân chủ, chính quyền có thể làm bất kỳ điều gì mà họ muốn. Họ [chính quyền] không cần phải thông báo với người dân trước khi tiến hành phong tỏa.”

“Trước đây, người dân [Trung Quốc] không hiểu điều đó. Họ nghĩ rằng nền dân chủ không phải là một thứ gì đó thiết thực mà họ có thể sử dụng để đạt được lợi thế. Tuy nhiên, lần này, có vẻ như nền dân chủ thực sự có thể là một thứ gì đó để sử dụng đạt được lợi thế.”

Những người biểu tình tại Australia đã tổ chức thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ cháy Urumqi. (Ling Xiao/The Epoch Times)

Phát biểu tại cuộc biểu tình của sinh viên Trung Quốc, nhà văn Sun Baoqiang của Trung tâm Nhà văn Trung Quốc Độc lập (ICPC), chỉ trích rằng ĐCSTQ đã đạt đến mức độ điên rồ.

Cô Sun lên án: “Thật khủng khiếp khi một nhóm nhỏ người lại kiểm soát cuộc sống của hơn một tỷ người. Người dân Trung Quốc thực sự là những con cừu sẽ bị làm thịt. Nếu bạn không lên tiếng trước sự chuyên chế như vậy, bạn không có lương tâm.”

Cô Sun, người đã đứng lên chống lại Bắc Kinh trong nhiều năm, cho rằng nhiều sinh viên Trung Quốc ngày nay không biết gì về Vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 do sự phong tỏa thông tin ở Trung Quốc.

Cô nhấn mạnh: “Tuy nhiên, hôm nay thực sự là một dấu hiệu tốt cho thấy sinh viên [Trung Quốc] đã đứng lên. Tôi hy vọng rằng việc này có thể kích động hiệu ứng quả cầu tuyết.”

Gia Huy (theo The Epoch Times)

Gia Huy

Published by
Gia Huy

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

20 phút ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

1 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

2 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

4 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

5 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

5 giờ ago