Sở di trú Hồng Kông bị cáo buộc trì hoãn cấp thị thực cho nhà báo nước ngoài

Việc nộp đơn xin gia hạn visa của nhân viên văn phòng báo chí quốc tế tại Hồng Kông đang bị trì hoãn trong khi chính quyền siết chặt các cơ quan báo chí địa phương, theo Taiwan News.

Các nhà báo nước ngoài muốn gia hạn visa tại Hồng Kông đang đối mặt với sự chậm trễ khi có những tin tức cho biết một đơn vị di trú mới đã âm thầm được thành lập để xử lý “những đơn xin visa nhạy cảm.” Cùng với các cuộc đột kích trước đó vào trụ sở của Apple Daily, tình trạng bất an đối với nền tự do báo chí tại khu vực đang tăng cao hơn bao giờ hết.

Một số phóng viên quốc tế nộp đơn xin gia hạn visa đã phải chờ đợi một thời gian khá dài để đơn được chấp nhận mà không nhận được bất kỳ lời giải thích nào. Đây là một điều bất thường tại một thành phố quốc tế từ lâu được xem là trung tâm báo chí của châu Á. Các phóng viên tại Văn phòng Hồng Kông của The Wall Street JournalThe South China Morning Post đều gặp phải sự cố này, trong khi phóng viên của The New York Times phải chờ đợi lâu nhất, theo The Stand News.

Tờ The Standard dẫn nguồn thạo tin cho biết một “đơn vị an ninh quốc gia” mới đã được Sở Di trú thành lập và được lãnh đạo bởi một quan chức di trú cấp cao, chịu trách nhiệm xử lý các đơn xin visa “nhạy cảm”, chẳng hạn các đơn xin cấp visa của các cơ quan truyền thông quốc tế và các tổ chức của Đài Loan.

Trước đây, thủ tục cấp visa cho các phóng viên nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ phận thẩm định Chất lượng người nhập cư và cư dân Đại lục (QMMR), đặt tại tầng 6 của toà nhà Văn phòng Nhập cư tại quận Wan Chai. Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận với Bộ Di trú nói với The Stand News rằng bộ phận mới thành lập này không nằm trong các văn phòng QMMR mà dường như là một đơn vị nội bộ; nguồn tin cũng không thể tìm thấy bất kỳ danh sách nhân viên nào của đơn vị mới này.

Đơn vị “an ninh quốc gia” này được cho là đứng đằng sau những bất thường của thủ tục cấp visa hiện nay, và họ đang tìm những lý do kỹ thuật để biện minh cho chuyện này, nguồn thạo tin cho biết.

Ví dụ, một biên tập viên nước ngoài đã không liệt kê chi tiết “đưa tin” như là một trách nhiệm của công việc trong đơn xin visa ban đầu nhưng bị phát hiện đã đưa tin về một cuộc biểu tình tại Hồng Kông thì đơn xin visa của họ có thể bị lãng quên hoặc bị từ chối. Theo bài báo, đơn vị này cũng đang xem xét cẩn thận Quỹ dự phòng bắt buộc (quỹ hưu trí) đối với các cư dân Hồng Kông để tìm ra những khoảng trống giữa các lần thanh toán mà họ có thể diễn giải là người nộp đơn không làm việc liên tục tại Hồng Kông và do đó không cần phải có visa làm việc.

Sở Di trú nói với Taiwan News rằng “Hồng Kông luôn áp dụng một chính sách thực tế và cởi mở” trong việc thuê các chuyên gia. “Mỗi đơn xin visa sẽ được xử lý phù hợp với luật pháp và chính sách di trú,” họ cho biết thêm.

Vấn đề này xảy ra khi căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh lan sang lĩnh vực báo chí vào đầu năm nay. Một tháng sau khi yêu cầu 5 cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc hoạt động tại Mỹ phải đăng ký là “phái bộ ngoại giao”, Hoa Kỳ thông báo các cơ quan này phải cắt giảm 40% số lượng nhân viên của họ. Trung Quốc nhanh chóng trục xuất phóng viên của New York Times, The Washington Post và The Wall Street để trả đũa.

Tuần trước Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài tại Hồng Kông đã ra thông báo phản đối sự chậm trễ này và cũng bày tỏ quan ngại về những tiếng nói hiếu chiến tại Bắc Kinh, bao gồm cả biên tập viên của Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đang kêu gọi trả đũa chống lại hoạt động truyền thông Hoa Kỳ tại Hồng Kông. Câu lạc bộ cũng kêu gọi cả Trung Quốc và Hoa Kỳ giảm các hành động ăn miếng trả miếng đối với các nhân viên truyền thông. 

Kể từ khi Luật An ninh quốc gia mới của Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông có hiệu lực vào ngày 1/7, Hồng Kông đang chứng kiến một cuộc đàn áp tự do ngôn luận chưa từng có, Taiwan News bình luận.

Ông trùm truyền thông Jimmy Lai đã bị bắt cùng với hai người con trai và bốn nhân viên của Apple Daily vào sáng thứ Hai (10/8). Sau đó hàng chục cảnh sát đã đột kích vào các trụ sở của tờ báo này lục soát. Dù không nêu ra bất kỳ bằng chứng nào, Văn phòng của Ủy viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông vào ngày 11/8 tuyên bố ông Lai và một “nhóm nhỏ những kẻ gây rối chống Trung Quốc đã công khai thông đồng với các lực lượng bên ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.” 

Gia Huy, theo Taiwan News

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Trẻ thích ở một mình thường thông minh?

Trẻ có xu hướng thích ở một mình thường tiềm ẩn trí thông minh và…

4 phút ago

Người của đặc vụ Ukraine bị Nga bắt ở Crimea

Hôm Thứ Ba, cơ quan an ninh Nga, FSB, công bố hình ảnh bắt giữ…

17 phút ago

Hezbollah loại trừ khả năng đàm phán trong khi giao tranh tiếp diễn với Israel

Hôm thứ Ba (22/10), Hezbollah tại Liban tuyên bố sẽ không có cuộc đàm phán…

22 phút ago

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

6 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

6 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

9 giờ ago