Sóng thần Indonesia: không cảnh báo sớm, 222 người chết, hơn 800 người bị thương

Tính cho tới cuối ngày Chủ Nhật (23/12), các quan chức Indonesia thông báo rằng sóng thần đổ vào các đảo Java và Sumatra hôm thứ Bảy (22/12) đã làm ít nhất 222 người chết, 843 người bị thương, hàng trăm căn nhà bị phá hủy. Giới chức vẫn đang tìm nguyên nhân gây ra sóng thần, trong khi hệ thống cảnh báo thảm họa gần như không hoạt động.

Phát ngôn viên của cơ quan giảm thiểu thiên tai Indonesia, ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết hiện số người chết do sóng thần đã lên 222 người, 843 người bị thương và 28 người mất tích. Hàng ngàn cư dân đã buộc phải sơ tán lên các khu vực đất cao.

Ông Nugroho nói thêm rằng 556 ngôi nhà, 9 khách sạn và 60 quầy hàng ẩm thực và 350 chiếc thuyền đã bị sóng thần phá hủy.

Giới chức địa phương cho biết cho tới đêm Chủ Nhật, đội cứu hộ vẫn nỗ lực thực hiện công việc tìm kiếm cứu nạn, nhưng công việc này đang gặp nhiều khó khăn do đường xá ngổn ngang mảnh vỡ từ các tòa nhà, ôtô lật và cây đổ.

Reuters dẫn thông tin từ người dân địa phương cho biết sóng thần cao 2 – 3m, có những thời điểm cao tới 15 – 20m.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói trên Twitter rằng ông đã “ra lệnh cho tất cả cơ quan chính phủ liên quan lập tức tiến hành các bước phản ứng khẩn cấp, tìm kiếm nạn nhân và chăm sóc người bị thương”.

Phó Tổng thống Jusuf Kalla nói trong một cuộc họp báo hôm Chủ Nhật rằng con số thương vong “có thể tiếp tục tăng”.

Không có cảnh báo sóng thần?

Theo truyền thông địa phương, các cư dân sống ở bờ biển cho biết họ không nhìn hoặc cảm thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào vào thứ Bảy (22/12).

Giới chức Indonesia cho biết chuông cảnh báo đã bị tắt ở một số khu vực.

Theo The Guardian, giáo sư Dougal Jerram của Đại học Oslo giải thích rằng sóng thần gây ra do hoạt động của núi lửa có thể không kích hoạt cảnh báo và có thể xảy ra bất ngờ.

“Không giống như sóng thần xảy ra do động đất, những cơn sóng thần do núi lửa gây ra như vậy có thể không kích hoạt các hệ thống cảnh báo được thiết kế để báo động sau khi có các trận động đất lớn”, Guardian dẫn lời ông Jerram.

Theo Tiến sĩ Simon Boxall của Trung tâm Hải dương học Quốc gia và Đại học Southampton, trận động đất tại Palu, đảo Sulawesi hồi tháng Chín vừa qua khiến 2.000 người thiệt mạng, hệ thống cảnh báo sớm thiên tai cũng không hoạt động.

Trao đổi với CNN, phát ngôn viên cơ quan giảm thiểu thiên tai Indonesia, ông Nugroho nhấn mạnh: “Chúng tôi cần hệ thống cảnh báo sớm đa nguy hiểm. Chúng tôi rất cần điều đó”.

Nguyên nhân gây ra sóng thần?

Ông Nugroho nói rằng sóng thần xảy ra do “một vụ lở đất từ hậu quả của hoạt động núi lửa Anak Krakatau” và kết hợp với thủy triều dâng cao bất thường.

Theo truyền thông địa phương, núi lửa Anak Krakatau đã phun trào tro và nham thạch trong nhiều tháng qua. Núi lửa này phun trào trở lại trong ít phút vào khoảng sau 9h tối thứ Bảy (22/12) và sóng thần xảy ra vào khoảng 9h30.

Ông Ben van der Pluijm, một nhà địa chất động đất và là giáo sư tại Đại học Michigan nói với Reuters rằng một vụ sụp đổ một phần của núi lửa Anak Krakatau có thể là nguyên nhân gây ra sóng thần.

“Sự không ổn định của độ dốc của một ngọn núi lửa đang hoạt động có thể tạo ra lở đất đá làm di chuyển một khối lượng nước lớn, có thể tạo ra sóng thần cục bộ rất mạnh. Điều này giống như đột nhiên thả một túi cát vào bồn chứa đầy nước”, ông Ben van der Pluijm giải thích.

Theo Reuters, núi lửa Krakatau trước đây nổi tiếng với tên Krakatoa vào năm 1883 là nguyên nhân gây ra các đợt sóng thần liên tiếp khiến hơn 36.000 người thiệt mạng.

Xuân Thành

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by

Recent Posts

Bà Chủ Xuyên Việt Oil bị đề nghị mức án 30 năm tù

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…

2 giờ ago

Biểu tình ôn hòa chống NATO biến thành bạo động tại Montreal, Canada

Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…

3 giờ ago

Quảng Nam: Một điểm trường vừa khánh thành bị sập do đồi sạt lở

35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…

3 giờ ago

Iran công bố động thái hạt nhân mới

Iran đã hiện thực cam kết mở rộng chương trình hạt nhân nhằm đáp trả…

3 giờ ago

Mưa lũ, sạt lở, nhiều nơi ở Quảng Ngãi, Bình Định bị chia cắt

Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…

4 giờ ago

Đi tiểu nhiều, ù tai là triệu chứng thận hư, xoa bóp có thể cải thiện triệu chứng

Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…

4 giờ ago