Tàu chiến Mỹ đi gần Hoàng Sa trong thời điểm Mỹ-Trung đàm phán thương mại

Một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ đã đi vào gần Quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép. Hoạt động này của Washington diễn ra vào đúng thời điểm đang diễn ra vòng một cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung kể từ sau khi lãnh đạo hai nước đồng ý hưu chiến 90 ngày.

Reuters, dẫn tuyên bố qua email của phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Rachel McMarr, cho biết tàu khu trục USS McCampell đã thực hiện hoạt động “tự do hàng hải”, đi vào phạm vi 12 hải lý quanh chuỗi đảo Hoàng Sa, Biển Đông, nhằm “thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải quá mức”.

Ông McMarr nói rằng hoạt động của tàu khu trục Mỹ không nhắm vào bất kỳ một quốc gia nào và cũng không phải để thực hiện một tuyên bố chính trị.

Tuyên bố về hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông của Hạm đội Thái Bình Dương đến vào thời điểm đang diễn ra cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung tại Bắc Kinh. Đây là vòng thảo luận trực tiếp đầu tiên kể từ sau khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý hưu chiến thương mại 90 ngày.

Trung Quốc trước nay vẫn tuyên bố chủ quyền hầu hết vùng nước chiến lược tại Biển Đông, và thường xuyên chỉ trích các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ và các đồng minh của Mỹ trên vùng biển gần các đảo do Trung Quốc đang chiếm đóng.

Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

Chế độ Bắc Kinh gần đây đã tiến hành quân sự hóa mạnh mẽ các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông. Washington lo ngại Bắc Kinh có thể dùng những tiền đồn này để kiểm soát toàn bộ tuyến hàng hải quan trọng này.

Chính phủ Trump một mặt công khai yêu cầu Trung Quốc dừng quân sự hóa Biển Đông, mặt khác thực hiện nhiều hơn các hoạt động tự do hàng hải và kêu gọi các nước đồng minh như Anh, Pháp, Canada, Nhật, Úc… cũng tiến hành các hoạt động tương tự.

Trung Quốc lập luận rằng việc họ xây dựng các đảo trên Biển Đông là cần thiết để tự vệ và cáo buộc chính Mỹ mới là bên phải chịu trách nhiệm về căng thẳng trong khu vực khi liên tục điều tàu chiến tới vùng biển chiến lược này và có các kế hoạch quân sự gần các hòn đảo Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Hoạt động tự do hàng hải mới nhất của Mỹ cũng diễn ra trong thời điểm Trung Quốc tăng cường gây áp lực lên Đài Loan. Chủ tịch Tập Cận Bình công khai kêu gọi thống nhất Đài Loan về Đại Lục theo mô hình “một đất nước, hai chế độ” giống như họ đã thực hiện với Hồng Kông từ năm 1997.

Đài Loan, một quốc đảo dân chủ độc lập có quân đội, tiền tệ và chính phủ riêng, tất nhiên không chấp nhận sự kiểm soát từ chế độ Bắc Kinh. Đài Loan cũng nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Mỹ. Chính phủ Trump mới đây đã thông qua luật bán vũ khí thường xuyên cho Đài Loan, theo đó, chính phủ Mỹ không cần phải xin Quốc hội phê duyệt từng thương vụ riêng biệt như trước.

Xuân Thành

Xem thêm:

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by

Recent Posts

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

15 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

39 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

1 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago