Cư dân mạng đăng video xe tăng bốc cháy ở gần Robotyne, nơi mà trước đó truyền thông Ukraine tuyên bố lần đầu tiên chọc thủng hàng phòng ngự của Nga sau 2 tháng phản công. Tờ báo Anh quốc The Guardian tin rằng đó là chiếc Challenger-2 của Anh bị phá hủy ở chiến trường vào hôm Thứ Hai (4/9). Theo tờ báo đây là xe tăng Challenger-2 đầu tiên bị hủy ở chiến trường kể từ khi Anh quốc tung ra xe tăng này năm 1994. Trong chiến tranh Ukraine, Anh quốc đã gửi cho chính quyền Ukraine 14 chiếc Challenger-2. Chỉ 1 ngày trước đó, Bộ Quốc phòng Ukraine ca ngợi xe tăng Challenger-2 của Anh quá khủng, đế nỗi “xe tăng Nga sợ quá không dám ló mặt.” Trước khi diễn ra chiến dịch phản công, quân Ukraine và đồng minh cho rằng xe tăng và thiết giáp sẽ là lực lượng mũi nhọn của cuộc phản công. Tuy nhiên thực tế cho thấy phòng ngự của quân Nga quá mạnh.
The Guardian xác định chiếc xe tăng bị bốc cháy trong video đúng là chiếc Challenger-2 với nòng pháo đặc thù của xe tăng này, nhưng không xác định được nguyên nhân tại sao nó bị hạ gục.
Tờ báo cho hay tổ lái của chiếc xe này vẫn sống sót, dẫn nguồn của Bộ Quốc phòng Anh quốc. Thông thường, tổ lái của Challenger-2 gồm 4 người. Đây là chiếc xe tăng nằm trong biên chế lữ đoàn 82 của quân Ukraine, thuộc lực lượng dự bị, dự kiến tham chiến sau khi đạt được đột phá ở tiền tuyến.
Khá trùng hợp, chỉ 1 ngày trước đó, hôm 3/9, Bộ Quốc phòng Ukraine đăng lời ca ngợi xe tăng Challenger-2 của Anh, và nói rằng với sự hiện diện của Challenger-2 thì “xe tăng Nga sợ quá không dám ló mặt.”
Theo quan sát của Trí Thức VN, cả 2 thông báo nói trên về Challenger-2 trên mạng xã hội đều khá nổi, với 1,2 triệu lượt xem cho mỗi tweet.
The Guardian tin rằng đây là lần đầu tiên Challenger-2 của Anh bị hạ gục ở chiến trường, kể từ khi Anh quốc triển khai loại xe tăng này năm 1994. Lần duy nhất một chiếc Challenger-2 bị đánh hỏng là năm 2003. Nhưng lần đó là do sơ sót bắn nhầm cùng phe (friendly fire) tại Iraq, chứ không phải do quân địch hạ gục.
Tờ báo giải thích một trong những nguyên nhân Challenger 2 ít bị hạ gục đến như vậy là vì số lượng đưa ra chiến trường là ít. Ví dụ trong chiến tranh Ukraine, chỉ có 14 chiếc Challenger-2 được gửi cho chính quyền Kiev.
Trước khi chiến dịch phản công diễn ra với kết quả không như chính quyền Kiev và đồng minh kỳ vọng, thì các quan chức của Âu Mỹ thường chế giễu rằng Nga quá lạc hậu về quân sự, thậm chí phải nhổ IC (chip) từ máy giặt và máy rửa bát ra để dùng cho sản xuất vào bảo trì vũ khí.
Tuy nhiên các báo cáo của phương Tây cho thấy, quân Kiev đã phung phí 20% xe tăng và thiết giáp đắt tiền do phương Tây viện trợ chỉ trong 1 tuần đầu của chiến dịch phản công.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…