Thống đốc tiểu bang Nam Dakota Kristi Noem cho biết hôm 21/4 vừa qua rằng bà đã ban hành một lệnh hành pháp, trong đó cấm việc sử dụng tài liệu kỹ thuật số hoặc tài liệu giấy nhằm chứng minh tình trạng tiêm vắc-xin COVID-19 của người dân.
Thống đốc Kristi Noem (đảng Cộng hòa) cho biết lệnh hành pháp mà bà đã ký liên quan đến cái gọi là “hộ chiếu vắc-xin” nhằm đảm bảo người dân Nam Dakota có thể thực hiện các quyền tự do của mình.
“Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, chúng tôi đã cung cấp cho người dân Nam Dakota thông tin khoa học, dữ kiện và dữ liệu cập nhật, và sau đó tin rằng họ có thể thực hiện trách nhiệm cá nhân nhằm đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân và những người thân yêu. Chúng tôi phản đối các yêu cầu của chính phủ và tiểu bang của chúng tôi đang trở nên mạnh mẽ hơn vì điều đó”, bà nói trong một tuyên bố.
“Tôi khuyến khích tất cả người dân Nam Dakota tiêm vắc-xin COVID-19, nhưng chúng tôi sẽ không bắt buộc làm việc này. Và chúng tôi sẽ không hạn chế người dân Nam Dakota thực hiện các quyền tự do của họ bằng các chính sách phi Mỹ (un-American) kiểu như hộ chiếu vắc-xin. Trong tiểu bang của chúng tôi, ‘Người dân điều hành, dưới quyền của Đức Chúa’. Và đó là cách mà tiểu bang chúng tôi sẽ vận hành miễn tôi còn là thống đốc.”
Các cuộc thảo luận đang diễn ra liên quan đến việc yêu cầu loại bằng chứng như vậy tại nhiều khu vực khác nhau, và đó sẽ là “hành vi phân biệt đối xử” với những người chưa tiêm vắc-xin COVID-19, trích nội dung lệnh hành pháp dài 3 trang của bà Noem.
“Việc áp đặt các hạn chế sức khỏe cộng đồng ảnh hưởng tới quyền tự do với bất kỳ lý do nào đều phải được điều chỉnh nhằm giảm thiểu rủi ro có thể kiểm chứng được bằng khoa học. Việc thực hiện chương trình hộ chiếu vắc-xin có thể dẫn đến những hạn chế phi lý, không dựa trên khoa học đối với việc đi lại, ngôn luận, giao thiệp, và các quyền công dân khác”.
Lệnh hành pháp trên cấm các cơ quan, bộ, hội đồng, ủy ban và các thực thể hoặc quan chức khác dưới sự kiểm soát của thống đốc tiểu bang Nam Dakota yêu cầu người dân xuất trình hộ chiếu vắc-xin COVID-19 để có thể vào một tòa nhà chính phủ, nhận trợ cấp của chính phủ hoặc thực hiện công việc với chính phủ.
Các thực thể tương tự bị cấm yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải có hộ chiếu.
Ngoài ra, chính quyền địa phương được khuyến cáo không yêu cầu hoặc ra lệnh cho các doanh nghiệp phải có bằng chứng về việc tiêm chủng.
Lệnh hành pháp quy định các trường hợp miễn trừ rõ ràng đối với các viện dưỡng lão, các cơ sở hỗ trợ sinh hoạt, và các cơ sở chăm sóc dài hạn.
Theo số liệu mới nhất được chia sẻ bởi Bộ Y tế Nam Dakota, tiểu bang này đã tiêm chủng cho 53% dân số. Có khoảng 4/10 cư dân được tiêm phòng đầy đủ.
Thống đốc tiểu bang Florida Ron DeSantis, Thống đốc tiểu bang Texas Greg Abbott, Thống đốc tiểu bang Montana Greg Gianforte và Thống đốc tiểu bang Arizona Doug Ducey, tất cả các đảng viên Cộng hòa, cũng mới ban hành các lệnh cấm tương tự.
Tuy nhiên, một số tiểu bang khác đang xem xét khả năng yêu cầu bằng chứng về việc tiêm chủng.
Cụ thể, các quan chức ở Hawaii cho biết vào đầu tháng này rằng họ đang xem xét việc yêu cầu bằng chứng tiêm chủng cho những người đi lại giữa các hòn đảo trong tiểu bang.
Các khu vực thuộc tiểu bang New York cũng đã bắt đầu yêu cầu bằng chứng về việc tiêm chủng.
Theo Nhà Trắng, chính phủ liên bang sẽ không bắt buộc phải mang theo hộ chiếu vắc-xin. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây cũng đã bày tỏ thái độ phản đối việc cấp hộ chiếu vắc-xin, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại, với lý do lo ngại rằng các yêu cầu như vậy sẽ ảnh hưởng đến các nhóm không thể tiếp cận với vắc-xin như phụ nữ mang thai và người nghèo.
Theo The Epoch Times,
Phan Anh
Xem thêm:
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…