Thủ tướng Nhật Bản thúc ép Ấn Độ phản ứng rõ ràng với cuộc khủng hoảng Ukraine

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm thứ Bảy (19/03) nói với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi rằng việc Nga xâm lược Ukraine đã làm lung lay “nền tảng của trật tự quốc tế” và yêu cầu New Delhi phải có phản ứng rõ ràng.

“Chúng tôi (Kishida và Modi) khẳng định bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng bằng vũ lực đều không thể được tha thứ ở bất kỳ khu vực nào và cần phải tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế”, ông Kishida nói với các phóng viên sau cuộc gặp với ông Modi ở New Delhi.

Không giống như các thành viên khác của liên minh Bộ Tứ (Quad), bao gồm Nhật Bản, Australia và Mỹ, Ấn Độ đã bỏ phiếu trắng trong ba lần bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc lên án hành động của Moscow, chỉ kêu gọi ngừng bạo lực.

Tháng này, trong một cuộc gọi bốn bên giữa các nhà lãnh đạo Quad, ông Kishida, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Úc Scott Morrison đã không thuyết phục được Modi đứng cùng lập trường.

Một tuyên bố chung cho biết hai nhà lãnh đạo Nhật – Ấn đã “thảo luận về cuộc xung đột và cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở Ukraine và đánh giá những tác động rộng hơn của nó” mà không có bất kỳ sự lên án rõ ràng nào đối với Moscow.

Một tài liệu riêng của Ấn Độ chỉ rõ “nhấn mạnh rằng Bộ tứ phải tiếp tục tập trung vào mục tiêu cốt lõi là thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Trước chuyến thăm Ấn Độ của ông Kishida, một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Tokyo nhận thức được về “vị trí địa lý và mối quan hệ lịch sử với Nga” của Delhi.

“Nhưng đồng thời chúng tôi chia sẻ các giá trị cơ bản và lợi ích chiến lược, nên đương nhiên sẽ có các cuộc thảo luận thẳng thắn về cách chúng tôi nhìn nhận tình hình Ukraine”, quan chức này nói với các phóng viên.

Ông nói thêm rằng ông Modi và ông Kishida cũng sẽ thảo luận về “các vấn đề gần gũi hơn với khu vực của chúng ta” như “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, các vấn đề liên quan đến Trung Quốc cũng như các vấn đề song phương.

Quan chức này cho biết: “Đó sẽ là cơ hội để chứng minh quan hệ hợp tác song phương cũng như tái khẳng định tầm nhìn chiến lược và lợi ích chung của chúng ta hơn là nhấn mạnh vào sự khác biệt của chúng ta”.

Nga là nhà cung cấp vũ khí chính của Ấn Độ kể từ thời Liên Xô, nhưng ngày nay Delhi cũng cần thêm sự hỗ trợ từ Bộ tứ và các tổ chức khác trong khu vực và xa hơn nữa khi đối mặt với một Trung Quốc ngày càng hung hăng.

Căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh đã lên cao kể từ cuộc đụng độ năm 2020 ở biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.

Kể từ đó, cả hai đều đã gửi thêm khí tài quân sự và hàng nghìn binh sĩ bổ sung đến khu vực này. 

Lê Vy (theo Reuters)

 

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

Trẻ thích ở một mình thường thông minh?

Trẻ có xu hướng thích ở một mình thường tiềm ẩn trí thông minh và…

4 phút ago

Người của đặc vụ Ukraine bị Nga bắt ở Crimea

Hôm Thứ Ba, cơ quan an ninh Nga, FSB, công bố hình ảnh bắt giữ…

18 phút ago

Hezbollah loại trừ khả năng đàm phán trong khi giao tranh tiếp diễn với Israel

Hôm thứ Ba (22/10), Hezbollah tại Liban tuyên bố sẽ không có cuộc đàm phán…

23 phút ago

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

6 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

6 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

9 giờ ago