Thế Giới

Tín đồ Kitô da trắng ủng hộ ông Trump — thăm dò của Pew

Trên đường đua vào Tòa Bạch Ốc, thăm dò gần 10.000 cử tri cho thấy Kitô hữu, vốn vẫn nghiêng về Đảng Cộng hòa, ủng hộ ứng viên tổng thống Trump rõ ràng, nhưng mà, các thành phần tín ngưỡng khác của xã hội Mỹ ủng hộ bà Harris. Tổng số, hai ứng viên đều ngang nhau trong thăm do được công bố ngày 9/9, mặc dù như Reuters đưa tin, chiến dịch của bà Harris đang chi tiêu gần gấp 3 lần chi tiêu của phe ông Trump. Hôm 20/9, nói trong một sự kiện của người Do Thái, ông Trump đã phàn nàn khi thăm dò cho thấy người Do Thái ủng hộ bà Harris gần gấp đôi số ủng hộ ông.

Loading ...
Ứng viên tổng thống Donald Trump trong một sự kiện của người Do Thái, “Chống chủ nghĩa chống Do Thái”, 20/9/2024. Ông Trump than phiền về việc thăm dò cho thấy người Do Thái đang ủng hộ đối thủ của ông, bà Harris, nhiều gấp đôi ông. (ảnh cắt từ video)

Cuộc thăm dò gần đây nhất của Pew Research Center tiến hành từ 26/8 đến 2/9 đối với 9.720 cử tri trưởng thành Mỹ, với các câu hỏi tổng hợp về nhiều phương diện, được công bố hôm 9/9.

Ngoài một số kết luận mà có phần tương tự như các cuộc thăm dò khác —ví như cử tri người Mỹ nghiêng về bà Harris trong chính sách phá thai nhưng nghiêng về ông Trump trong chính sách kinh tế— thì có một điểm đáng chú ý trong kết luận của thăm dò này. Đó là hai ứng viên cuộc đua tổng thống năm nay ở Mỹ có sự phân biệt rõ rệt về phương diện ủng hộ từ các nhóm tín ngưỡng.

Theo thăm dò chỉ 2 tháng trước bầu cử, hai ứng viên tổng thống, Donald Trump của Đảng Cộng hòa và Kamalas Harris của Đảng Dân chủ, đều có số ủng hộ ngang nhau, 49%. Trong khi đó chiến dịch phe bà Harris đang chi tiêu gần gấp 3 lần phe ông Trump.

Theo thăm dò của Pew Research Center, chỉ nhóm người da trắng tín ngưỡng Kitô mới nghiêng về ông Trump. Còn các nhóm tín ngưỡng khác, kể cả người da đen tín ngưỡng Kitô, người tín ngưỡng Do Thái giáo, và người vô thần hoặc không có đặc thù tín ngưỡng, đều nghiêng về bà Harris. Người da đen Kháng cách có tới 86% ủng hộ bà Harris.

Hơn thế nữa, nếu đi tiếp vào nhóm tín đồ sùng đạo sâu sắc hơn nữa, thì thấy rằng nhóm tín đồ càng sùng đạo Kitô —gồm Công giáo và Kháng cách (Tin lành) theo cách đặt câu hỏi của cuộc thăm dò— thì càng ủng hộ ông Trump nhiều hơn. Cách hỏi để xem sùng đạo nhiều hay ít của cuộc thăm đò, là hỏi xem tín đồ đó có tới nhà thờ đều đặn vào các tháng hay không và có tin vào việc truyền giáo hay không (Chủ nghĩa Phúc âm, một nhánh của Kháng cách). Thăm dò cũng cho thấy tín đồ Kháng cách có xu hướng ủng hộ ông Trump nhiều hơn.

Tín đồ tin vào truyền giáo (Evangelicalism, Chủ nghĩa Phúc âm) là những người tin rằng họ cần phải truyền tín ngưỡng của mình rộng rãi cho những người khác ở xã hội. Trong số người da trắng Kháng cách tin vào truyền giáo và thường xuyên đi nhà thờ, thì tới tận 85% ủng hộ ông Trump.

Theo như công bố viết, thì thăm dò này đã đặt câu hỏi phù hợp cho các nhóm tín ngưỡng lớn nhất ở Mỹ: Công giáo, Kháng cách, Do Thái, và phần còn lại (vô thần, tín ngưỡng khác, hoặc không rõ tín ngưỡng).

Gần như đồng thời với thăm dò này, như Reuters chỉ ra, chiến dịch tranh cử cho bà Harris đang chi tiêu gấp 3 lần so với phe ông Trump. Nói một cách đơn giản là nhận được nhiều tiền ủng hộ hơn, và chi tiêu nhiều hơn.

Cả 2 phe đều đặt trọng tâm vào quảng cáo, mở thuyết trình tụ họp đông người, di chuyển các nơi, và chi phí nhân sự trợ giúp chiến dịch.

  • Tháng 8 — Harris 174 triệu USD, Trump 61 triệu USD
  • Tổng chi cho đến hết tháng 8 — Harris 235 triệu USD, Trump 135 triệu USD

65% người tín ngưỡng Do Thái ủng hộ bà Harris, gần gấp đôi 34% ủng hộ ông Trump — kết quả thăm dò

Có một chi tiết trong kết quả thăm dò, đó là người tín ngưỡng Do Thái tại Mỹ nghiêng hẳn về bà Harris.

Trong một sự kiện người Do Thái ở Washington DC hôm Thứ Sáu 20/9, sự kiện mang tên “Chống lại Chủ nghĩa Chống Do thái (antisemitism)”, ông Trump đã phàn nàn về chuyện này, như có thể thấy ở phút 27:45 của video truyền trực tiếp: “Tôi hứa hẹn với những người Do Thái ở Mỹ… tôi sẽ là người hộ vệ (defender) các bạn, và tôi sẽ là người bạn tốt nhất mà người Mỹ Do Thái từng có từ trước đến nay tại Nhà Trắng,” và ông tái khẳng định, “nói công bằng nhất thì tôi tin rằng tôi đã là như vậy rồi.”

Sau đó ông kể một loạt các việc ông đã ủng hộ cộng đồng Do Thái ở Mỹ và Israel như thế nào, và nhắc nhở tình hình đang xung đột ở Trung Đông, và bà Harris thì không ủng hộ thế nào. Rồi ông phàn nàn “Tôi lấy làm buồn khi phải nói rằng, tôi cảm thấy đau lòng khi nói rằng, nếu bạn vẫn bầu phiếu cho Đảng Dân chủ thì thật là không có ý tứ gì cả. Tôi vẫn nói rằng bất kỳ người Do Thái nào mà bầu cho bà ta, bầu cho Đảng Dân chủ, nhất là vào lúc này, thì cần phải đi kiểm tra lại cái đầu của mình.”

Nhiệm kỳ ông Trump ngồi ghế tổng thống 2016–2020, ông đã có sự ủng hộ rất mạnh dành cho chính quyền Netanyahu ở Israel. Thời đó Trung Đông không xảy ra chiến tranh như bây giờ. Lần tranh cử năm nay ông cũng nhấn mạnh nhiều lần tiếp tục ủng hộ Israel.

Hiện nay, Israel tham gia chiến tranh ở Trung Đông, mà tại đó trên 41.000 người Palestine đã bị giết bởi bom đạn ở dải Gaza kể từ 7/10/2023. Gần 100.000 người bị thương.

Trong một phân tích do giáo sư Mearsheimer nói vào 4 năm trước đây, thì nhóm vận động chính trị (lobby) Do Thái ở Mỹ rất mạnh, ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ-Israel.

Tuy nhiên, ông chỉ ra, khoảng 1/3 người Do Thái ở Mỹ kỳ thực không quan tâm gì Israel, khoảng 1/3 thì có quan tâm nhưng ở mức không cao, và chỉ có 1/3 người Mỹ Do thái là thực sự quan tâm tới Israel, nơi được coi là ‘quốc gia của người Do Thái’.

Các con số cụ thể

Khảo sát của Pew Research Center gần 10.000 cử tri về bầu cử tổng thống Mỹ, công bố 9/9/2024, cho thấy sự phân biệt rõ nét về thành phần tín ngưỡng (nguồn ảnh từ chụp màn hình)
  • Tổng — Harris 49%, Trump 49%
  • Kháng cách, Tin lành (Protestant) — Harris 37%, Trump 61%
  • Nhưng mà trong đó, người da đen theo Kháng cách — Harris 86%, Trump 11%
  • Công giáo (Catholics) — Harris 47%, Trump 52 %
  • Nhưng mà trong đó, người không phải da trắng theo Công giáo — Harris 65%, Trump 34%
  • Do Thái — Harris 65%, Trump 34%
  • Khác (vô thần, tín ngưỡng khác, không rõ tín ngưỡng) — Harris 68%, Trump 28%

Tóm lại, các con số cho thấy sự khác biệt rõ ràng trong ủng hộ của các nhóm tín ngưỡng đối với các ứng viên tổng thống Mỹ.

Tín ngưỡng và tự do dân chủ

Về lý thuyết mà nói, tại một quốc gia tự do dân chủ, thì luật về tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, và các chính sách khác ở xã hội, sẽ xóa nhòa dần sức ảnh hưởng của tín ngưỡng đối với bầu cử nguyên thủ quốc gia. Nói đơn giản là, người dân đi bầu nên phải dựa trên cơ sở là ai giỏi về quản lý đất nước, chứ không phải trên cơ sở ảnh hưởng của người lãnh đạo các nhóm tín ngưỡng.

Không phải là nói chế độ tự do dân chủ xóa bỏ tín ngưỡng, mà là vì sự công bằng đạt được bằng luật pháp, về lý thuyết mà nói, sẽ khiến các ứng viên đồng dạng đạt được cân bằng trong ủng hộ từ các nhóm tín ngưỡng khác nhau.

Đã từng có những lập luận rằng, căn cứ vào tín ngưỡng của mình mà chọn bỏ phiếu cho ai, chứ không nhìn vào ai giỏi quản lý đất nước hơn, thì đó là không đúng, rằng đó là biểu hiện của sự thất bại của nền tự do dân chủ. Tất nhiên, ấy là căn cứ theo lý thuyết mà luận thôi. Thực tiễn cho thấy tín ngưỡng đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình chính trị. Ít nhất thì các con số của cuộc thăm dò này cho thấy là như vậy.

  • Video về số lượng người theo các nhóm tín ngưỡng khác nhau, từ năm, 1945 đến năm 2019. Có thể thấy 2 điểm: /1/ Các nhóm tín ngưỡng đều tăng mạnh, là nói các tín ngưỡng truyền thống lâu đời (riêng Phật giáo tăng không mạnh bằng các tín ngưỡng truyền thống khác). /2/ Riêng Hồi giáo tăng mạnh, cực mạnh, đặc biệt là kể từ những năm của thập kỷ 1970, 1980 cho đến nay.
  • Màu trong sơ đồ các tôn giáo truyền thống lâu đời trong video: Kitô giáo, màu lam nhạt (Công giáo, Kháng cách, và Chính thống); Hồi giáo, màu xanh lá cây (Sunni và Shia); Ấn-độ giáo, màu hồng (Hindu); và Phật giáo, màu vàng (Đại thừa và Nguyên thủy):

Có một số cách giải thích về sự tăng mạnh đáng kể của Hồi giáo.

Trong đó có một giải thích rằng đó là vì người tín ngưỡng Hồi giáo có tỷ lệ sinh nở cao hơn hẳn.

Hay có lẽ nói đúng hơn là chế độ đa thê đã khiến người phụ nữ đồng ý sinh con nhiều hơn.

Thời còn theo chế độ đa thê, người Trung Quốc xưa có câu rằng “nữ bằng tử quý”, tức là nói người vợ trong gia đình, từ các bà vợ nội trợ ở nhà dân đen bách tính cho tới các vương phi và hoàng hậu chốn cung đình, họ có được địa vị cao hay không là nhờ vào con trai của mình.

Thời xã hội hiện đại, quan niệm giải phóng phụ nữ trở thành chủ lưu, điều đó thể hiện ra tại chế độ 1 vợ 1 chồng. Nói một cách so sánh tương đối, địa vị của người phụ nữ không phụ thuộc nhiều vào việc họ sinh con giống như thời xã hội đa thê, cho nên nguyện vọng sinh con cũng vì thế mà giảm xuống.

Trung Quốc, một quốc gia mà chỉ vài năm trước vẫn còn lo sợ sinh nở quá nhiều —lo ngại do kế thừa từ quan niệm “đa tử đa phúc” của người xưa (nhiều con nhiều lộc, Trời sinh voi Trời sinh cỏ, ông Trời có đức hiếu sinh)— hiện cũng đang phải đối mặt vấn đề tỷ lệ sinh sản đang giảm xuống không cách nào đảo ngược.

  • Statista dẫn nguồn World Bank cho hay số con trung bình mà một phụ nữ sinh giảm từ 5,3 con vào năm 1963 xuống chỉ còn 2,3 con vào năm 2021, nghĩa là, giảm 3.0 con trong 58 năm trên toàn cầu. Có thể thấy rõ ràng trong biểu đồ 2021, các quốc gia có tỷ lệ Hồi giáo cao là các quốc gia có tỷ lệ sinh cao:

Pew Research Center (Trung tâm Nghiên cứu Pew, gọi tắt là Pew) là một viện nghiên cứu phi đảng phái Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington, D.C. Pew cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội, dư luận, và các xu hướng nhân khẩu học đang định hình Hoa Kỳ và thế giới. Nó cũng tiến hành các cuộc thăm dò dư luận, nghiên cứu nhân khẩu học, nghiên cứu khảo sát mẫu ngẫu nhiên và khảo sát dựa trên số liệu, phân tích nội dung truyền thông và nghiên cứu các khoa học xã hội thực nghiệm khác. Pew không đảm nhận bất kỳ vị trí chính trị nào, và là một nhánh con của The Pew Charitable Trusts — theo Wikipedia.

Nhật Tân (t/h)

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

1 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

2 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

2 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

3 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

5 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

6 giờ ago