Anh Quốc và Châu Âu chiếm 81% sản lượng xuất khẩu khí LNG của Mỹ

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết Liên minh châu Âu (EU) và Vương Quốc Anh chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu khí LNG của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2022.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào cuối tháng 2, giá khí đốt LNG đã tăng vọt và EU gặp khó khăn trong việc cắt giảm nguồn cung từ Nga. (Ảnh minh họa: Mike Mareen/Shutterstock)

Theo một báo cáo được EIA công bố hôm 25/7, trong sáu tháng đầu năm 2022, xuất khẩu LNG của Mỹ đã tăng khoảng 12% so với cùng kỳ, đạt trung bình 11,2 tỷ Bcf/ngày (tương đương 0,31 tỷ m3/ngày).

Sự tăng trưởng này đến từ việc gia tăng năng lực xuất khẩu LNG, nhu cầu ở các quốc gia châu Âu tăng cao và giá khí đốt tự nhiên LNG trên thị trường quốc tế tăng vọt.

Theo đó, các công ty năng lượng đã tăng năng lực sản xuất tại các cơ sở LNG ở Corpus Christi, Sabine Pass (bang Texas) và cơ sở LNG Calcasieu Pass ở Louisiana.

Tuy vậy, sự cố ngừng hoạt động ngoài kế hoạch tại cơ sở xuất khẩu LNG Freeport ở Quintana (Texas) đã khiến xuất khẩu của Mỹ giảm 11% trong tháng 6 so với xuất khẩu trung bình trong 5 tháng đầu năm. Cơ sở Freeport LNG dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động hóa lỏng một phần vào đầu tháng 10/2022.

Theo báo cáo, hầu hết sản lượng xuất khẩu khí LNG của Mỹ trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5/2022 đã được chuyển đến Vương quốc Anh và EU, chiếm tổng cộng 81% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ.

Bên cạnh đó, Mỹ chiếm 47% tổng lượng nhập khẩu LNG của châu Âu trong nửa đầu năm 2022. Nhập khẩu LNG ở Anh và EU đã tăng 63% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6/2022.

Nhu cầu của EU đối với khí LNG đang bùng nổ do tồn kho lưu trữ khí đốt tự nhiên ở mức thấp trong lịch sử và sự thúc đẩy lệnh trừng phạt của khu vực nhằm hạn chế nhập khẩu từ Nga.

Kể từ khi Moscow xâm lược Ukraine vào cuối tháng 2, EU đã thực hiện một số biện pháp trừng phạt đối với chính phủ Nga. Đáp lại, Điện Kremlin đã cắt giảm các chuyến hàng khí đốt thông qua đường ống vào châu Âu.

“Sự leo thang gần đây của việc gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt từ Nga cho thấy rủi ro đáng kể rằng việc ngừng hoàn toàn và kéo dài nguồn cung cấp khí đốt của Nga, vốn có thể thành hiện thực một cách đột ngột và đơn phương”, Ủy ban châu Âu cho biết trong một bản ghi nhớ ngày 20/7 về đề xuất cắt giảm khí đốt.

Trong một tweet ngày 20/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen chỉ ra rằng lưu trữ khí đốt ở EU đang ở mức 64% công suất. “Nguồn cung khí đốt từ các nguồn khác đã tăng 75% so với năm ngoái”, bà cho biết.

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

3 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

6 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

6 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

7 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

10 giờ ago