Thượng nghị sĩ Rick Scott (Đảng Cộng hòa, bang Florida) hôm 1/9 đã lên án CEO Kodak Miền Đông James Continenza vì ông này xin lỗi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về bài đăng trên Instagram có các hình ảnh Tân Cương.
Nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa hôm thứ Tư (1/9) đã gửi thư cho ông Continenza để phản ứng lại quyết định của Kodak vào tháng trước đã xóa bài đăng trên Instagram, trong đó có 10 hình ảnh về cuộc sống tại Tân Cương, miền tây bắc Trung Quốc do nhiếp ảnh gia Patrick Wack chụp.
Nhiếp ảnh gia Patrick Wack cho biết các bức ảnh của ông là một câu chuyện bằng hình ảnh về Tân Cương “nhanh chóng biến thành một xã hội kiểm soát kiểu Orwell” trong vòng 5 năm qua.
Hồi giữa tháng Bảy, ông Wack đã đồng ý chia sẻ câu chuyện bằng hình ảnh của mình với tài khoản Instagram của Kodak vốn đang có khoảng hơn 830.000 người theo dõi.
Bài đăng của Kodak đã thu hút hơn 40.000 lượt thích (like), nhưng cũng nhận phải vô số chỉ trích từ cư dân mạng Trung Quốc.
Phản ứng với sự giận dữ của người dùng Instagram Trung Quốc, Kodak đã xóa bài đăng các hình ảnh nhiếp ảnh gia Wack chụp Tân Cương và sau đó gửi lời xin lỗi vì “bất kỳ sự hiểu lầm hoặc vi phạm nào mà bài đăng đó có thể gây ra”.
Trong một tuyên bố khác trên mạng xã hội WeChat của Trung Quốc, Kodak đã cam kết “tiếp tục tôn trọng chính phủ Trung Quốc” và “tự kiểm soát”.
“Từ lâu, Kodax đã duy trì mối quan hệ tốt với chính phủ Trung Quốc và đã đang có mối quan hệ hợp tác gần gũi với nhiều bộ ngành chính phủ [Trung Quốc]. Chúng tôi sẽ tiếp tục tôn trọng chính phủ Trung Quốc và luật pháp Trung Quốc. Chúng tôi sẽ tự kiểm soát mình và tự chỉnh sửa, [đồng thời] coi sự cố này là một ví dụ cho việc cần phải thận trọng”, Kodak tuyên bố trên WeChat.
“Sau khi chia sẻ những bức ảnh phơi bày Trung Quốc Cộng sản vi phạm nhân quyền tàn bạo đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Kodak đã phải phục tùng, đã xóa những hình ảnh đó và đã xin lỗi”, ông Scott viết.
“Những lạm dụng [nhân quyền] đang tiếp diễn tại Trung Quốc Cộng sản là đáng khinh bỉ”, ông Scott viết. “Việc Kodak quyết định xóa các bức ảnh này, kiểm duyệt nội dung của chính mình, chỉ giúp trao quyền cho Trung Quốc Cộng sản tiếp tục các hành vi lạm dụng [nhân quyền] đối với người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng thiểu số Hồi giáo khác tại Tân Cương”.
Trong bức thư gửi CEO James Continenza của Kodak Miền Đông, Thượng nghị sĩ Scott cũng đã đặt nghi vấn về “mối quan hệ hợp tác gần gũi” giữa Kodak và ĐCSTQ mà công ty này đã nêu ra trong tuyên bố xin lỗi trên WeChat.
Ông Scott đưa ra thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thư để ông Continenza trả lời các câu hỏi, trong đó có các vấn đề như liệu tất cả chuỗi cung ứng của Kodak có dính líu đến lao động cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ hay không; tại sao Kodak phải xin lỗi ĐCSTQ; Kodak có thuê nhân sự là đảng viên ĐCSTQ hay không; và liệu những bức ảnh của ông Wack có được đăng lại hay không.
“Là một công ty Mỹ có trụ sở chính tại New York và đặt chi nhánh tại New Jersey, Kodak lẽ ra nên ủng hộ các giá trị Mỹ và chống lại các đối thủ nước ngoài của Mỹ”, ông Scott viết.
“Tôi cực kỳ quan ngại về quyết định của Kodak không chỉ vì họ xóa các bức ảnh của ông Wack khỏi Instagram, mà còn vì họ đã phát đi lời xin lỗi ĐCSTQ một cách thô thiển”, Thượng nghị sĩ đại diện cho bang Florida nhấn mạnh.
Trả lời phỏng vấn Hong Kong Free Press, nhiếp ảnh gia Patrick Wack nói rằng cách hành xử của Kodak là “đáng thất vọng”, đặc biệt khi đây là công ty mà trong suốt một thế kỷ qua đã là “một trong những nhà cung cấp chính trong ngành nhiếp ảnh” và họ luôn “tự hào về bản thân vì đã giúp mọi người ghi lại những khoảnh khắc quan trọng”.
Như Ngọc (Theo The Epoch Times)
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…