Tòa án liên bang ra phán quyết đình chỉ lệnh cấm Hoa Kỳ đầu tư vào Xiaomi

Một thẩm phán liên bang Hoa Kỳ hôm thứ Sáu (12/3) đã ban hành lệnh tạm thời chặn Bộ Quốc phòng (DOD) trong việc buộc các nhà đầu tư Mỹ phải thoái vốn khỏi nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi Corp, với lý do công ty này có quan hệ với quân đội Trung Quốc.

(Ảnh minh họa: testing/Shutterstock)

Ông Lôi Quân (Lei Jun), người sáng lập Xiaomi, một quân nhân đã nghỉ hưu, từng là một nhà khoa học chính của dự án 973 thuộc dự án hàng đầu về quốc phòng của ĐCSTQ, đã tham gia vào việc phát triển công nghệ và thiết bị quân sự của ĐCSTQ.

Lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia, Bộ Quốc phòng, dưới thời chính quyền Trump hồi giữa tháng 1 đã đưa Xiaomi và 8 công ty khác vào danh sách, trong đó hạn chế người Mỹ mua cổ phiếu của Xiaomi và yêu cầu các nhà đầu tư thoái vốn khỏi công ty này trước thời hạn. Lệnh hành pháp này dự kiến có hiệu lực vào tuần thứ 3 của tháng 3.

Ngay sau đó, đến cuối tháng 1, Xiaomi đã đệ đơn khiếu nại lên một tòa án ở Washington nhằm tìm cách loại bỏ họ khỏi danh sách, đồng thời chỉ trích quyết định của Bộ Quốc Phòng Mỹ là “bất hợp pháp và vi hiến”. Họ cũng biện minh rằng Xiaomi không chịu sự kiểm soát của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Hôm 12/3, thẩm phán Tòa án liên bang Hoa Kỳ Rudolph Contreras tại Washington “kết luận rằng các bị cáo đã không đưa ra vụ kiện đủ thuyết phục về [việc đầu tư vào Xiaomi] đe dọa đến lợi ích an ninh quốc gia”.

Thẩm phán Rudolph Contreras còn ra lệnh tạm thời xóa tên Xiaomi khỏi danh sách đen nói trên và đình chỉ lệnh cấm các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu của công ty này.

Trong một tuyên bố hôm 15/3, phát ngôn viên của Xiaomi đã hoan nghênh phán quyết này và gọi việc chỉ định Xiaomi là một công ty quân sự của Trung Quốc là “tùy tiện và thất thường”. “Xiaomi tin rằng lệnh cấm của Mỹ là một quyết định tùy tiện và thất thường, đồng thời chính thẩm phán tòa án cũng đã đồng ý với điều đó. Xiaomi có kế hoạch tiếp tục yêu cầu tòa án tuyên bố chỉ định từ DOD là bất hợp pháp và mong muốn xóa bỏ hoàn toàn.”

Chính quyền Tổng thống Trump trước đây đã ban hành lệnh cấm các công ty Mỹ đầu tư vào các tập đoàn do Quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát. Ngoài ra còn có các lệnh cấm đối với các ứng dụng phổ biến do Trung Quốc sở hữu như WeChat và TikTok với cáo buộc gây đe dọa với an ninh quốc gia.

Trong một diễn biến khác, ngày 12/3, Ủy ban Viễn thông Liên bang (FCC) của Mỹ đã xem 5 công ty Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, theo đạo luật ra đời năm 2019 nhằm bảo vệ các mạng lưới viễn thông của Mỹ. Năm công ty này gồm có Huawei, ZTE, Hytera, Hangzhou Hikvision và Dahua.

Minh Ngọc (T/h)

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Nikkei: Tăng trưởng của Việt Nam tăng nhanh trong quý 2 nhờ xuất khẩu mạnh

Thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ làm sáng tỏ triển vọng khi các nhóm…

1 giờ ago

IAEA rút thanh tra viên hạt nhân khỏi Iran do lo ngại vấn đề an toàn

Một nhóm thanh tra viên của IAEA đã rời Iran an toàn và đang trên…

3 giờ ago

Nga giải thích lý do công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan

Ông Zamir Kabulov tuyên bố rằng việc Nga chính thức công nhận chính quyền Taliban…

3 giờ ago

Hà Nội phân làn đường Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công

Từ ngày 4/7, TP. Hà Nội tổ chức phân làn trên đường Phạm Văn Đồng.…

3 giờ ago

Trái tim và khối óc ghi dấu mọi giây phút nóng giận của chúng ta

John Hunter (1728–1793) là một trong những bác sĩ phẫu thuật lỗi lạc và có…

4 giờ ago

Tuyên bố của các nhà lãnh đạo G7 về thực trạng đàn áp xuyên quốc gia

Vào ngày 17 tháng 6, các nhà lãnh đạo G7 đã ra tuyên bố chung…

5 giờ ago