Tổng thống Biden ‘thất vọng’ khi ông Tập sẽ không đến dự họp thượng đỉnh G20

Tổng thống Joe Biden hôm Chủ nhật (3/9) cho biết ông “thất vọng” khi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ. Những báo cáo chưa được xác nhận cho biết rằng Bắc Kinh có thể sẽ cử thủ tướng tới hội nghị thượng đỉnh thay mặt ông Tập.

Reuters tuần trước dẫn nguồn từ các quan chức Ấn Độ giấu tên đưa tin rằng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường có thể sẽ thay thế ông Tập tại hội nghị thượng đỉnh G20.

Được một phóng viên tại Delaware hỏi về khả năng ông Tập vắng mặt tại hội nghị thượng đỉnh ở Ấn Độ, ông Biden trả lời: “Tôi rất thất vọng, nhưng tôi sẽ đến gặp ông ấy.

Đến chiều thứ Hai (4/9), Bộ Ngoại giao Trung Quốc chính thức xác nhận rằng ông Lý sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày tại Ấn Độ thay ông Tập.

Ông Biden dự kiến sẽ tới Ấn Độ từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 9 để tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở thủ đô New Delhi. Tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ tụ họp để thảo luận về những nỗ lực chung nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Tổng thống Mỹ không nói rõ khi nào cuộc gặp tiếp theo của ông với nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể diễn ra. Lần gần đây nhất hai ông gặp nhau là bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia, vào ngày 14 tháng 11 năm 2022.

Tại hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tại Trại David (bang Maryland, Mỹ) vào ngày 18/8, ông Biden nói rằng ông dự đoán sẽ gặp ông Tập vào mùa thu này.

Ông nói với các phóng viên: “Tôi mong đợi và hy vọng sẽ tiếp tục cuộc trò chuyện của chúng tôi ở Bali vào mùa thu này. Đó là kỳ vọng của tôi”.

Theo báo chí Ấn Độ, chính phủ nước này chưa nhận được thông tin gì từ Bắc Kinh về việc ông Tập vắng mặt tại hội nghị thượng đỉnh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cũng từ chối bình luận về vấn đề này.

Ông Uông nói với các phóng viên vào tuần trước: “Về việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh G20, tôi không có gì để đề cập vào lúc này”. 

Thủ tướng Ấn Độ chỉ trích ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc

Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi dường như đã gián tiếp đả kích Bắc Kinh trong cuộc phỏng vấn gần đây với tạp chí kinh tế Business Today khi ông nói về các thế lực đang tìm cách lợi dụng cuộc khủng hoảng nợ của các nước khác.

“Mỗi quốc gia có nghĩa vụ phải tự bảo vệ mình khỏi tình trạng vô kỷ luật tài chính, nhưng đồng thời, cũng có những thế lực đang tìm cách lợi dụng thái quá thông qua thúc đẩy các cuộc khủng hoảng nợ. Những thế lực này đã đang lợi dụng tình trạng không thể tự lực được của các quốc gia khác và khiến họ rơi vào bẫy nợ”, ông Modi nói.

Ông Modi cho biết thêm, kể từ năm 2021, các nước G20 đã bắt đầu giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của các nước có thu nhập thấp và trung bình, trong đó nhiều nước đang gặp khó khăn vì nợ không thể trả được.

Bắc Kinh đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về hoạt động cấp vốn vay cho các quốc gia nhỏ hơn, đặc biệt là thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) vốn được coi là công cụ để Đảng Cộng sản Trung Quốc giành quyền kiểm soát tài sản chiến lược ở các nước mới nổi.

Theo ước tính của tổ chức có thẩm quyền như Ngân hàng Thế giới, chính quyền Trung Quốc đã cung cấp các khoản vay với tổng trị giá khoảng 240 tỷ USD cho 22 nước đang phát triển từ năm 2008 đến năm 2021.

Nhưng trong những năm gần đây, một số quốc gia đã gặp khó khăn trong việc hoàn trả các khoản vay cho các dự án cơ sở hạ tầng thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường. Ngoài ra, khoảng 60% các quốc gia có thu nhập thấp và 30% các nền kinh tế thị trường mới nổi đang gặp phải hoặc có nguy cơ gặp khó khăn về nợ nần.

Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã đang căng thẳng kể từ cuộc đối đầu giữa quân đội hai nước năm 2020 trong tranh chấp ở biên giới dãy Himalaya, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.

Cuộc xung đột năm 2020 đó đã dẫn đến việc tăng cường quân sự mạnh mẽ ở hai bên khu vực biên giới tranh chấp. Ấn Độ cho biết việc khôi phục trạng thái bình thường với Đảng Cộng sản Trung Quốc là “không thể” nếu tình hình biên giới vẫn chưa được giải quyết.

Anh Nguyễn

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Anh Nguyễn

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

28 phút ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

1 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

2 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

3 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

4 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

5 giờ ago