Tòa Bạch Ốc vào tối Chủ Nhật 1/12 (giờ Mỹ) đã gửi thư cho Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerry Nadler thông báo rằng Tổng thống Donald Trump và các luật sư của ông sẽ không tham gia phiên điều trần đầu tiên của Ủy ban Tư pháp vào thứ Tư (4/12).
Theo BBC đưa tin, ông Trump dự kiến sẽ không thể tham gia “một cách công bằng“, cố vấn Tòa Bạch Ốc Pat Cipollone nói trong lá thư 5 trang gửi Ủy ban Tư pháp Hạ viện.
Tuần trước, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jerrold Nadler nói rằng ông Trump có thể tham dự hoặc “ngừng phàn nàn về quy trình“.
Tòa Bạch Ốc không cho biết liệu ông Trump có tham dự phiên điều trần thứ hai hay không. Họ nói rằng từ giờ đến thứ Sáu (6/12) sẽ trả lời riêng cho lời mời đến phiên điều trần thứ hai – hiện chưa được ấn định ngày.
Bức thư, đã được Politico đăng tải, cáo buộc ủy ban Hạ viện “làm việc không hoàn toàn đúng quy trình và sự công bằng cơ bản” trong cuộc điều tra.
Thư nói rằng lời mời tham dự vào ngày 4/12 sẽ không cho chính quyền Trump có đủ thời gian để chuẩn bị cho phiên điều trần và không cung cấp thông tin về các nhân chứng.
Ông Cipollone cho biết các báo cáo cho thấy các nhân chứng là “dường như tất cả chỉ có tính cách hàn lâm” và “không có nhân chứng thực tế“. Nhân chứng thực tế là người có thể khai về những kiến thức cá nhân của mình về các sự kiện trong khi một nhân chứng chuyên gia hỗ trợ thẩm phán bằng cách đưa ra ý kiến.
Luật sư của tổng thống cũng nói rằng ủy ban đã gọi ba nhân chứng nhưng chỉ cho phép Đảng Cộng hòa gọi một nhân chứng.
Ông Cipollone tấn công tuyên bố của ông Nadler cho rằng quá trình này “phù hợp” với các cuộc điều tra luận tội trong lịch sử, cho rằng Tổng thống Bill Clinton đã có một phiên điều trần công bằng hơn vào năm 1998.
Ông Cipollone nói rằng để ông Trump được đại diện trong các phiên điều trần tiếp theo, ông Nadler sẽ cần đảm bảo “các quyền theo thủ tục được bảo vệ” và quy trình này là “công bằng và chính đáng“.
Ông Nadler đã viết thư cho Tổng thống Trump thứ Tư tuần trước, mời ông tham dự phiên điều trần.
“Tổng thống có một sự lựa chọn“, ông Nadler nói trong một tuyên bố. “Ông có thể nhân cơ hội này đưa ra được quan điểm và tiếng nói của mình trong các phiên điều trần luận tội, hoặc ông có thể ngừng phàn nàn về quy trình luận tội. Tôi hy vọng rằng ông sẽ chọn tham gia cuộc điều trần, trực tiếp hoặc thông qua các luật sự, như các tổng thống khác đã làm trước ông.”
Trong thư gửi tổng thống, ông Nadler nói rằng phiên điều trần sẽ là cơ hội để thảo luận về cơ sở lịch sử và hiến pháp cho việc luận tội.
“Chúng tôi cũng sẽ thảo luận về việc liệu các hành động bị cáo buộc của ông có đảm bảo là Hạ viên nên thực thi thẩm quyền thông qua các điều khoản viết luận tội của mình hay không“, ông Nadler nói thêm.
Ủy ban Tư pháp Hạ viện dự kiến sẽ bắt đầu soạn thảo các điều khoản luận tội – tức các cáo buộc về các hành vi bị cho là sai trái của tổng thống Trump – vào đầu tháng Mười Hai.
Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát sẽ bỏ phiếu xem có thông qua điều khoản luận tội này hay không. Nếu điều khoản luận tội được Hạ viện thông qua, tiến trình luận tội sẽ được chuyển sang Thượng viện. Tại Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ mở một phiên tòa để tiến hành xem xét có phế truất tổng thống hay không. Tổng thống chỉ bị phế truất khi 2/3 thượng nghị sĩ bỏ phiếu tán thành khép tội tổng thống.
Tòa Bạch Ốc và một số thành viên Đảng Cộng hòa muốn phiên tòa tại Thượng viện bị giới hạn diễn ra trong vòng hai tuần.
Như Ngọc
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…