Mỗi khi xã hội quốc tế tiến lên tiếng chỉ trích và trừng phạt Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì hành vi đàn áp người dân tàn bạo, ĐCSTQ luôn lấy cái cớ “không cho phép can thiệp nội chính Trung Quốc” để tiến hành chống chế.
Ngày 20/11, sau 5 tháng ĐCSTQ tiến hành trấn áp bạo lực phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ kéo dài liên tiếp hơn 5 tháng, lưỡng viện Mỹ đã lần lượt thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, qua điều chỉnh, dự luật cũng được Hạ viện thông qua chỉ với 1 phiếu chống.
Dự luật này khi vừa được thông qua, ĐCSTQ lập tức như nổ tung. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, Ủy ban ngoại sự Nhân đại toàn quốc, Ủy ban ngoại sự Chính hiệp toàn quốc, Văn phòng sự vụ Hồng Kông & Macau thuộc Quốc vụ viện, Văn phòng liên lạc Trung ương, “kiên quyết phản đối” Mỹ “can thiệp nội chính Trung Quốc”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc triệu kiến Đại diện văn phòng sứ quán Mỹ tại Trung Quốc để “kiên quyết phản đối” Mỹ “can thiệp nội chính Trung Quốc”. Tân Hoa Xã trong 6 tiếng đã liên tiếp đăng 31 bản tin, chỉ trích mạnh mẽ Mỹ “can thiệp nội chính Trung Quốc”. Ngày 25/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí còn triệu kiến Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad để phản đối Mỹ “can thiệp nội chính Trung Quốc”.
Đối mặt với làn sóng kháng nghị “điếc tai nhức óc” của ĐCSTQ, Tổng thống Mỹ Trump không bị lay động, ngày 27/11, trước Lễ Tạ ơn một ngày, ông đã chính thức ký thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, đồng thời còn ký thông qua Dự luật Cấm xuất khẩu trang bị phòng chống bạo động sang Hồng Kông.
Ông Trump cho biết: “Tôi đã ký những dự luật này xuất phát từ sự tôn trọng Chủ tịch Tập, Trung Quốc và người dân Hồng Kông. [Các luật này] được ban hành với hy vọng rằng các Lãnh đạo và các Đại diện của Trung Quốc và Hồng Kông sẽ có thể giải quyết một cách thiện chí những khác biệt của họ hướng đến hòa bình và thịnh vượng lâu dài cho tất cả mọi người.”
Vậy có phải Tổng thống Trump “can thiệp nội chính Trung Quốc” hay không?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng từng phát biểu thẳng thắn: “Chúng tôi có các tiêu chuẩn nhân quyền áp dụng cho các nơi trên thế giới, Hồng Kông cũng không ngoại lệ.” Cũng tức là, ông Trump dựa vào tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát để ký Dự luật Nhân quyền Hồng Kông.
Nhân quyền là điều thiêng liêng không thể xâm phạm. Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, không phải là một khái niệm giai cấp, không phải là một khái niệm giới hạn trong khu vực nào đó, mà là một giá trị phổ quát. Đây là nền tảng của rất nhiều công ước quốc tế, bao gồm cả nhiều công ước nhân quyền mà Trung Quốc đã ký như Công ước cấm dùng nhục hình.
ĐCSTQ nắm quyền 70 năm qua, đã phát động hơn 50 phong trào chính trị tanh mùi máu và tàn bạo, giết hại 80 triệu người Trung Quốc. Năm 1989, cách đây 30 năm, ĐCSTQ đại khai sát giới trên Quảng trường Thiên An Môn, tạo ra thảm sát Lục Tứ khiến cả thế giới chấn động. Đến năm 1999, cách đây 20 năm, ĐCSTQ phát động đại bức hại điên cuồng nhắm vào Pháp Luân Công, mổ sống lấy nội tạng người tập Pháp Luân Công trên quy mô lớn, bị coi là “tội ác chưa từng có trên Trái Đất này”.
Trong năm nay, từ ngày 12/6 đến nay, ĐCSTQ đã dịch chuyển các thủ đoạn lưu manh dùng để bức hại Pháp Luân Công tại Đại Lục suốt 20 năm qua sang Hồng Kông, đã vượt quá giới hạn thấp nhất của đạo đức và luật pháp để biểu diễn sự điên cuồng cuối cùng tại Hồng Kông, khiến cho tình hình nhân quyền Hồng Kông xấu đi nhanh chóng.
Dưới sự chỉ huy và kiểm soát của Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ, chỉ trong thời gian 5 tháng, cảnh sát Hồng Kông đã sử dụng 10.000 quả lựu đạn hơi cay, bắt giữ khoảng 5.000 người, người nhỏ nhất chỉ 11 tuổi. ĐCSTQ dung túng hắc cảnh, phần tử xã hội đen bắt bớ người lung tung, đánh người đến chết, đánh phụ nữ mang thai, đánh người lớn tuổi, đánh trẻ nhỏ, đánh phóng viên, đánh nghị viên Hội đồng lập pháp, đánh nhân viên tình nguyện, thậm chí mạo xưng người biểu tình phóng hỏa, phá hoại của công, tấn công người dân; xâm hại tình dục, cưỡng bức, thay nhau cưỡng bức, thiếu nữ 15 tuổi bị phát hiện xác trôi trên mặt biển trong tình trạng lõa thể bị nghi bị sát hại. Người dân Hồng Kông đang đối mặt với tình hình nhân quyền xấu nhất trong lịch sử.
Một cư dân mạng Trung Quốc Đại Lục đã vượt tường lửa, sau khi đọc được những tình trạng bi thảm của người Hồng Kông đã viết: “Quân cảnh bao vây tấn công Đại học Bách khoa Hồng Kông, hàng trăm sinh viên từ trên cây cầu vượt trong trường đã đu dây để thoát khỏi trường. Video cảnh sát dùng lựu đạn hơi cay để ngăn chặn và video hết sinh viên này đến sinh viên khác bị nhóm cảnh sát bao vây ngược đãi, liên tiếp được đăng tải lên mạng đã khiến cho nhiều người phẫn nộ. Có cư dân mạng nói: ‘Từ xưa đến nay, chính phủ công khai dùng trường đại học làm chiến trường, coi sinh viên như kẻ địch, ĐCSTQ coi như là số 1! Việc này đã vạch trần toàn bộ hình tượng chủ nghĩa độc tài cho toàn thế giới thấy!’ ‘Tấn công đại học, đe dọa tòa án, tấn công nhà thờ … phóng hỏa tòa soạn báo, đây đã không phải là thách thức ‘một quốc gia, hai chế độ’ mà là thách thức thế giới văn minh.”
Bởi vì ĐCSTQ thông qua “Vạn lý tường lửa” để tách biệt cư dân mạng Đại Lục với toàn thế giới, nên nhiều cư dân mạng Đại Lục nhìn không thấy hành vi bạo hành của hắc cảnh Hồng Kông và phần tử xã hội đen tại Hồng Kông. Nhưng ở bên ngoài Trung Quốc Đại Lục, mọi thông tin đều công khai. Và bất cứ một người nào có lương tri khi nhìn thấy khung cảnh đẫm máu và tàn bạo này, đều sẽ thương cảm và rơi nước mắt cho người Hồng Kông.
Trong tình huống này, lưỡng viện Mỹ đã thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, Tổng thống Mỹ Trump cũng trong tình huống này đã ký thông qua dự luật.
Dưới sự thúc đẩy của lương tri, đạo đức, chính nghĩa và nhân tính, họ dùng hành động thực tế để ngăn chặn hành vi bạo ngược của ĐCSTQ. Đây là sự ủng hộ quý giá đối với những người dân Hồng Kông đang dùng sinh mạng để bảo vệ tự do.
Đây chính là nói “không” với ĐCSTQ tà ác. Đây là sự quan tâm, giúp đỡ và lên tiếng đối với những người Trung Quốc đã chịu nhiều áp lực và lừa dối, bị xâm phạm quyền con người. Đây rõ ràng không phải là “can thiệp nội chính Trung Quốc”.
Sở dĩ ĐCSTQ lớn tiếng “kiên quyết phản đối” Mỹ “can thiệp nội chính Trung Quốc”, là bởi vì Đạo luật Nhân quyền Hồng Kông quy định rõ ràng, sẽ tiến hành chế tài đối với quan chức chính phủ Hồng Kông và quan chức ĐCSTQ xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Hồng Kông, bao gồm không cấp visa nhập cảnh vào Mỹ, đóng băng tài sản của họ tại Mỹ, v.v.
Rất nhiều người là họ hàng và thân nhân của quan chức chính phủ Hồng Kông cũng như quan chức ĐCSTQ đều đang ở Mỹ, họ có tiền gửi tại ngân hàng, có cổ phiếu, quỹ, nhà ở sang trọng, công ty, v.v tại Mỹ. Do đó, họ lo lắng Mỹ sẽ cắt đứt đường tiền tài và đường lui của họ.
Đối với những quan chức chính phủ Hồng Kông và quan chức ĐCSTQ dung túng cho hắc cảnh đánh chết người Hồng Kông, cưỡng hiếp, thay nhau cưỡng hiếp nữ sinh viên, tấn công cả phụ nữ mang thai trên đường phố, đánh người già, đánh trẻ em, thì việc thực thi chế tài đối với họ là đúng hay sai?
Những kẻ xâm hại nhân quyền này nếu đến Mỹ, Mỹ sẽ không cấp visa cho họ; tài sản của họ tại Mỹ, Mỹ sẽ ra lệnh đóng băng, không cho phép họ vừa chà đạp nhân quyền lại vừa hưởng thụ điều tốt ở Mỹ. Đây lẽ nào không phải là trừng phạt cái ác, nêu cao điều thiện sao?
Có thể nói, logic mà ĐCSTQ “kiên quyết phản đối” Mỹ “can thiệp vào nội chính Trung Quốc” gồm hai luận điểm cơ bản: (1) Việc ĐCSTQ hay hắc cảnh giết người phóng hỏa ở Hồng Kông, Mỹ không được quản, đây là nội chính của tôi; (2) Sau khi giết người phóng hỏa, người của ĐCSTQ còn muốn tự do đi vào nước Mỹ, tự do ở trên đất Mỹ hưởng thụ cuộc sống xa hoa.
Ngày 22/11, Tổng thống Trump đã trả lời phỏng vấn của Fox News và cho biết: “Nếu không có tôi, thì Hồng Kông đã bị nghiền nát trong vòng 14 phút.” Trong lúc Hồng Kông đối mặt với hủy diệt, Tổng thống Trump đã đứng ra, dùng tâm thiện để cứu Hồng Kông khỏi nguy nan. Đây là can thiệp nội chính sao?
Ngày 27/11, Tổng thống Trump đã chính thức ký thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, cũng không phải là “can thiệp nội chính Trung Quốc”, mà là tặng cho người dân Hồng Kông một món quà tốt nhất trong dịp Lễ Tạ ơn.
Vương Hữu Quần
Xem thêm:
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…