Trung Quốc bắt các nhà ngoại giao Mỹ xét nghiệm COVID qua đường hậu môn

Một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với Vice News hôm thứ Tư rằng các quan chức Trung Quốc đã yêu cầu một số nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ xét nghiệm virus corona qua đường hậu môn. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Năm đã phủ nhận hành động này.

Trung Quốc triển khai lấy mẫu dịch phết hậu môn để sàng lọc người nhiễm COVID-19 (Ảnh chụp màn hình)

Vào ngày 18/2, tờ Washington Post đưa tin rằng các quan chức ngoại giao Hoa Kỳ ở Trung Quốc đã bị buộc phải trải qua việc xét nghiệm COVID-19 bằng cách ngoáy hậu môn. Đây là biện pháp đã được Bắc Kinh triển khai nhằm khỏa lấp những lỗ hổng trong công tác xét nghiệm của mình khi cho rằng virus corona chủng mới tồn tại lâu hơn trong hậu môn và phân so với các vùng khác trên cơ thể. Tuy nhiên, biện pháp này đã gây tranh cãi mạnh mẽ trong và ngoài nước. 

Phản hồi lại thông tin trên, Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết sẽ tìm hiểu vấn đề và tuyên bố rằng họ đang “đánh giá tất cả các lựa chọn hợp lý” để giải quyết sự vụ và giữ gìn “phẩm giá” cho các nhà ngoại giao Hoa Kỳ “phù hợp với Công ước Viên về Quan hệ Ngoại giao.”

Vào thứ Tư (24/2), một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Vice News rằng họ “chưa bao giờ đồng ý với loại xét nghiệm này và đã phản đối trực tiếp với Bộ Ngoại giao khi biết rằng một số nhân viên đã phải tuân theo nó.” 

Hôm thứ Năm (25/2), Vice News cho biết Bộ Ngoại giao đã tuyên bố rằng Bắc Kinh hứa sẽ ngừng ép buộc các quan chức Mỹ thực hiện việc xét nghiệm qua đường hậu môn sau khi Washington cáo buộc phương pháp này là “không rõ ràng”.

Đáp lại, Bắc Kinh tuyên bố các việc xét nghiệm qua hậu môn được đưa ra “do nhầm lẫn” và các nhân viên ngoại giao không nên được xét nghiệm theo cách này.

Tuy nhiên, khi được yêu cầu trả lời về vấn đề này trong cuộc họp báo vào chiều thứ Năm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, “Tôi đã kiểm tra với các đồng nghiệp của mình về vấn đề này. Theo như tôi biết, Trung Quốc chưa bao giờ đã yêu cầu các nhà ngoại giao Mỹ đóng tại Trung Quốc làm xét nghiệm ngoáy hậu môn”.

Thời báo Hoàn cầu do ĐCSTQ hậu thuẫn sau đó tuyên bố bài báo của Washington Post về các xét nghiệm ngoáy hậu môn là “tin giả”.

Tuy nhiên, bài báo đã thừa nhận rằng khách quốc tế đến Bắc Kinh và Thanh Đảo được yêu cầu “thực hiện các xét nghiệm ngoáy hậu môn trước khi hoàn thành thời gian cách ly.” Bài báo cũng nói thêm rằng tại TP Dương Châu ở tỉnh Giang Tô, loại kỹ thuật này đã được thực hiện như một phần của việc “giám sát định kỳ” sức khỏe công nhân dây chuyền lạnh.

Hồi tháng 1, tin tức trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ bắt đầu áp dụng phương pháp xét nghiệm virus corona qua đường hậu môn, chủ yếu dành cho những đối tượng có nguy cơ cao, những người đã được kiểm dịch và du khách đến thủ đô Bắc Kinh. Quy trình này đã được sử dụng rộng rãi hơn trong các đợt bùng phát vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc. Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố các xét nghiệm qua đường hậu môn chính xác hơn xét nghiệm ở mũi hoặc cổ họng, tuy vậy không có quốc gia nào ngoài Trung Quốc tiến hành động thái xét nghiệm tương tự.

“Việc sử dụng gạc hậu môn bị hạn chế vì nó xâm lấn và bất tiện. Nếu không thể lấy được mẫu phân, một miếng gạc bông tẩm nước muối dài khoảng 1-2 inch sẽ được đưa vào hậu môn, và mẫu gạc sau đó được kiểm tra để tìm dấu vết hoạt động của virus”, WebMD lưu ý vào tháng 1, nêu bật nhược điểm đáng kể của quy trình này. 

Một người đã từng phải trải qua việc này đã  nói với Vice News rằng “cảm giác như đang bị tiêu chảy.” Chỉ trong tháng đó, hơn 1 triệu cư dân ở Bắc Kinh đã phải chịu thủ tục này.

Lê Vy (t/h)

Xem thêm:

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

2 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

2 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

3 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

6 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

7 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

7 giờ ago