Truyền hình Nhà nước Nga thảo luận về khả năng tấn công hạt nhân vào châu Âu

Một chương trình phát sóng ‘giờ vàng’ trên kênh truyền hình nhà nước Nga đã thảo luận về khả năng tấn công hạt nhân vào châu Âu và thiết lập sự hiện diện quân sự trên hành lang tới Kaliningrad, thành phố bị cô lập của Nga nằm giữa Ba Lan và Litva kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.

(Bà Addeeva viết trong tweet: “Khi tôi nói rằng Putin sẽ không dừng lại ở Ukraine, đó chính xác là vậy. Chương trình truyền hình nhà nước Nga phát sóng vào khung giờ vàng thảo luận về khả năng tấn công hạt nhân vào châu Âu, cuộc xâm lược của Nga vào Ba Lan và Litva và hành lang tới Kaliningrad, đe dọa Đức và các nước Baltic. Cần hành động ngay.)

Bà Maria Avdeeva, người sáng lập Hiệp hội chuyên gia châu Âu, một tổ chức tư vấn tập trung vào các thách thức an ninh ở Ukraine, đã đăng lên Twitter buổi phát sóng chương trình truyền hình Nga, trong đó một bình luận viên đã nói rằng:

“Đối với châu Âu, có một điều đơn giản mà chúng tôi cần nói với châu Âu rằng, quý vị sẽ bị tấn công hạt nhân nếu quý vị tập hợp một lực lượng gìn giữ hòa bình nào đó của NATO hay quyết định chuyển nó đến một nơi nào đó, kiểu như vậy. Đây sẽ là một cuộc chiến tranh hạt nhân!”

“Hỡi những người Ba Lan dũng cảm, sẽ không còn gì ở Warsaw của quý vị trong vòng 30 giây. Hỡi những người Đức dũng cảm, hay người Estonia, người Baltic dũng cảm, [số phận] cũng sẽ như vậy. Nhân tiện, liên quan đến những người Baltic dũng cảm, tôi biết có những vấn đề nghiêm trọng ở biên giới Kaliningrad. Có lẽ cần thiết lập một hành lang ở Kaliningrad?” – người đàn ông nói thêm.

Một bình luận viên khác nói: “Chà, nếu chúng ta có thể thiết lập một cái tới Transnistria ..,” trước khi bị người nói ban đầu ngắt lời.

“Đối với tôi, dường như các quốc gia mà chúng ta gọi là ‘Litvenia’ [Lithuania] và ‘Ba Lan’ đã hành xử quá táo bạo. Quá táo bạo!” bình luận viên cho biết.

“Và họ chưa nhận ra rằng, trên thực tế, chúng ta có thể ‘xử lý’ họ nhanh hơn những gì chúng ta đang ‘chăm sóc’ tại Ukraine,” người này cảnh báo.  

Điện Kremlin đã cố gắng che giấu thông tin đối với người Nga về cuộc chiến bằng việc áp chế rộng rãi các phương tiện truyền thông xã hội và các hãng tin tức độc lập, bao gồm cả việc cấm Facebook, Instagram và Twitter.

Vào ngày 4/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một đạo luật hình sự hóa những báo cáo trái ngược với quan điểm của Điện Kremlin về cuộc xung đột.

Luật pháp có thể trừng phạt bất kỳ ai phát tán thông tin đó với mức án lên đến 15 năm tù. Nhiều phương tiện truyền thông quốc tế và độc lập sau đó đã rút hoạt động khỏi Nga trước lo ngại bị truy tố, khiến người Nga hiện tại chỉ có thể xem tin tức từ các phương tiện truyền thông nhà nước chủ yếu ủng hộ ông Putin.

Kể từ khi Nga xâm lược nước láng giềng vào ngày 24/2, nước này đã phải đối mặt với làn sóng trừng phạt quốc tế chưa từng có, khiến nền kinh tế Nga lao dốc.  

Nhiều quan chức lo ngại rằng tham vọng của ông Putin có thể không dừng lại ở Ukraine và ông có thể tấn công một thành viên NATO như Ba Lan – động thái được cho là có thể gây ra chiến tranh thế giới thứ ba.

Lê Vy (theo Newsweek)

 

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

10 giờ ago