Tờ nhật báo Handelsblatt của Đức hôm thứ Hai (24/7) đưa tin rằng Ukraine đã đang sử dụng dầu thô của Nga được tinh chế tại Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ để chạy xe tăng và máy phát điện phương Tây cung cấp.
Tờ nhật báo chuyên về kinh doanh nêu trên dẫn nguồn tin từ các quan chức hải quan Ukraine lưu ý rằng nhà sản xuất dầu và khí đốt khổng lồ của Hungary MOL “đã đang tăng gấp đôi sản lượng bán cho Ukraine trong 6 tháng qua”. “Vì nguồn dầu của MOL phần lớn là từ Nga, nên cỗ máy chiến tranh của Ukraine bây giờ là đang được đổ nhiên liệu từ dầu của Nga”, tờ báo Handelsblatt cho hay.
Cũng theo tờ nhật báo của Đức, mặc dù Hungary là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), nhưng họ đã đang được hưởng quyền miễn trừ đặc biệt nên vẫn được phép nhập khẩu dầu thô từ Nga qua các đường ống dẫn dầu. Do không bị ảnh hưởng bởi các chế tài của EU áp lên Moscow, nên MOL có thể chào bán cho Kyiv các sản phẩm hóa dầu với giá thành thấp hơn sản phẩm tương tự của nhiều công ty khác trong khối EU. Kết quả là, các công ty EU này hiện đang mất dần thị phần tại Ukraine.
Trước khi xảy ra chiến tranh với Nga, Ukraine đã có thể tự đáp ứng khoảng 30% nhu cầu dầu nội địa nhờ vào nhà máy lọc dầu Kremenchug ở Khu vực Poltava. Nhà máy này nhập dầu đã chế biến từ Azerbaijan. Truyền thông đưa tin nhà máy Kremenchug đã “hư hại nặng” do bị Nga tấn công tên lửa vào tháng 4/2022 và hiện nay chỉ khôi phục được công suất sản xuất hạn chế.
Nhật báo Handelsblatt lưu ý rằng mặc dù Ukraine phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu từ bên ngoài, nhưng hiện nay họ không gặp tình trạng thiếu dầu. Thậm chí với việc các xe tăng và xe bọc thép gia tăng tiêu thụ nhiên liệu, dường như lại có thêm nhiều dầu diesel cho các máy phát điện. Phương Tây đã gửi cho Kyiv những máy phát điện này từ mùa đông năm ngoái để bù đắp việc gián đoạn cung cấp điện do lưới điện Ukriane bị hư hại sau các đợt không kích của Nga.
Chuyên gia phân tích Michal Paszkowski của Viện Trung Âu (IES) tại Lublin nói với nhật báo Handelsblatt rằng: “Nhiên liệu được chuyển tới Ukraine chủ yếu bằng đường sắt qua Ba Lan. Nhiên liệu đến từ Slovakia và Hungary qua đường ống dẫn dầu, trong khi dầu diesel từ Romania đầu tiên được chuyển bằng đường biển và sau đó chuyển bằng đường sắt”.
Tháng 12/2022, Mỹ và các quốc gia đồng minh của Mỹ trong khối G7 đã áp trần giá lên dầu thô của Nga, cấm các công ty vận chuyển và bảo hiểm xử lý các lô hàng dầu thô của Nga nếu chúng không được bán ở mức bằng hoặc dưới 60 USD/thùng. Những hạn chế tương tự đã được áp dụng vào tháng Hai năm nay đối với các sản phẩm hóa dầu của Nga.
Nga đáp trả bằng việc cấm bán dầu thô và các sản phẩm hóa dầu cho bất cứ bên nào tuân thủ trần giá do G7 đặt ra và cũng tạm dừng sử dụng đồng USD trong xuất khẩu dầu thô. Các quốc gia OPEC+ cũng đã đang phớt lờ lời kêu gọi của Mỹ về việc tăng sản xuất dầu thô để bù đặt lượng dầu thiếu hụt từ Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…