Mới đây, Đại sứ Trung Quốc tại Úc Tiêu Thiên (Xiao Qian) đã thừa nhận với truyền thông Úc rằng Trung Quốc muốn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đã tìm cầu Chính phủ Úc, nhưng vẫn không có phản hồi trong một khoảng thời gian dài.
Theo truyền thông Úc đưa tin, Trung Quốc vẫn đang cố gắng tham gia CPTPP, và đề nghị Chính phủ Úc có thể hỗ trợ Bắc Kinh tham gia thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, nhằm cải thiện quan hệ song phương giữa Úc và Trung Quốc, nhưng Chính phủ Úc đã từ chối hồi đáp yêu cầu đàm phán mà phía Trung Quốc nhiều lần lặp lại.
Ông Tiêu Thiên, Đại sứ của Trung Quốc tại Úc, đã xác nhận rằng Chính phủ Úc “đã đọc nhưng không hồi đáp”, và nói rằng sẽ quá muộn nếu nó được trì hoãn đến cuối năm, vì vậy họ vẫn đang cố gắng tìm cách để chính quyền Canberra có thể tiến hành đàm phán.
CPTPP bao trùm thị trường 500 triệu dân tại 11 nền kinh tế trên thế giới, chiếm hơn 13% GDP thế giới và hiện có 11 quốc gia thành viên: Úc, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico, Chile và Peru, nếu muốn xin gia nhập CPTPP thì phải được sự nhất trí của 11 nước.
Có thông tin cho rằng Vương quốc Anh đã chính thức yêu cầu gia nhập CPTPP vào năm 2021, và các nước như Đài Loan cùng với Trung Quốc, Ecuador, Costa Rica cũng đã chính thức nộp đơn. Các nước như Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan và Uruguay cũng bày tỏ quan tâm đến việc xin gia nhập thành viên. Đơn đăng ký hiện đang được xem xét trên cơ sở ai đến trước được xem xét trước, với Vương quốc Anh đứng đầu.
Mặc dù Trung Quốc đã nộp đơn xin gia nhập nhưng không chỉ Úc, mà ngay cả Nhật Bản cũng im lặng về đơn xin gia nhập của Trung Quốc.
Cựu Thủ tướng Úc Scott Morrison từng khẳng định Trung Quốc khó có thể được phép tham gia hiệp định vì các lệnh trừng phạt thương mại đối với Úc. Tân Thủ tướng Úc Anthony Albanese cũng nói rằng trước khi Bắc Kinh xem xét khởi động lại mối quan hệ song phương, Trung Quốc tốt nhất là từ bỏ các biện pháp hạn chế thương mại mang tính uy hiếp đối với Úc.
Trong quý II năm nay, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc giảm xuống còn 0,4%. Trong đó, Thượng Hải là nơi tồi tệ nhất. Suy thoái kinh tế quý II lên tới 13,7%, mong muốn đạt được mục tiêu GDP 5,5% mà Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra là điều không thể. Đồng thời, ngành công nghiệp nặng, chịu trách nhiệm nặng nề đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, bị ảnh hưởng lớn do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Nhằm giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp và cứu nền kinh tế, đã có thông tin nói rằng Trung Quốc sẽ “tự chấm dứt” lệnh cấm nhập khẩu than của Úc trong hai năm qua.
Theo tờ The Australian đưa tin, việc thiếu than cốc giá rẻ và than chất lượng cao của Úc, đã khiến các nhà máy thép Trung Quốc trở thành nạn nhân chính của lệnh cấm than của Úc, dẫn đến việc phải bỏ thêm nhiều tiền hơn để mua than Mỹ, Canada và Nga.
Người trong ngành công nghiệp thép Trung Quốc cho biết, trong bối cảnh không có sự cạnh tranh từ than Úc, ngành công nghiệp nặng trong nước đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giá nguyên liệu thô tăng cao, cần nghiêm túc xem xét đến suy đoán về thị trường, cũng tức là khôi phục nhập khẩu than của Úc.
Báo cáo nghiên cứu mới nhất được công bố bởi Fu Wah International Group, công ty cung cấp tư vấn cho ngành thép, chỉ ra rằng lệnh cấm đối với than luyện cốc của Úc đã khiến giá than luyện cốc ở Trung Quốc tăng mạnh, và mối quan hệ giữa hai bên dường như đang có dấu hiệu tan băng rõ ràng. Các nhà phân tích Trung Quốc dự đoán rằng than luyện cốc của Úc sẽ được phép tái gia nhập thị trường Trung Quốc trước lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Úc vào tháng 12 tới.
Theo Bloomberg đưa tin, chính quyền Bắc Kinh lo ngại rằng cuộc chiến Nga – Ukraine làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp than của Trung Quốc, và mối quan hệ giữa Trung Quốc và Úc gần đây đã hòa hoãn hơn. Vì vậy, có thông tin cho rằng các quan chức Trung Quốc đã nhân cơ hội này để đệ trình đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu than của Úc, hy vọng tránh lặp lại tình trạng gián đoạn cung cấp điện hồi năm ngoái.
Ngày 22/8, Viện nghiên cứu Úc công bố kết quả thăm dò ý kiến về việc Úc và Đài Loan có khả năng bị Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) tấn công. Theo đó, 8,47% người Úc tin rằng Bắc Kinh sẽ “sớm” hoặc “một lúc nào đó” sẽ tấn công Úc. Khoảng 10% số người được hỏi tin rằng quân đội Trung Quốc sẽ sớm xâm lược Úc. Những người tham gia cuộc thăm dò đa số từ 18 đến 29 tuổi.
Ngoài ra, Viện nghiên cứu Úc đã tiến hành khảo sát 1.003 người lớn sống ở Úc và 1.002 người Đài Loan về khả năng Trung Quốc tấn công hai nước, kết quả cho thấy, số người tin rằng Bắc Kinh sẽ sớm xâm lực Úc nhiều hơn so với số người tin rằng Bắc Kinh sẽ xâm lược Đài Loan.
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…