Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent và Bộ trưởng Kinh tế kiêm Phó Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko ký thỏa thuận khoáng sản vào thứ Tư tại Washington D.C. (Ảnh: Bộ Tài chính Hoa Kỳ)
Ukraine đã ký thỏa thuận cho phép Hoa Kỳ tiếp cận khoáng sản quý hiếm của nước này trong khi tiếp tục làm việc với chính quyền Trump nhằm nỗ lực chấm dứt cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.
Bộ trưởng Kinh tế kiêm Phó Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko đã bay đến Washington, D.C., vào thứ Tư (30/4) để hoàn tất thỏa thuận.
“Thay mặt Chính phủ Ukraine, tôi đã ký Thỏa thuận thành lập Quỹ đầu tư tái thiết Hoa Kỳ-Ukraine. Cùng với Hoa Kỳ, chúng tôi đang tạo ra Quỹ sẽ thu hút đầu tư toàn cầu vào đất nước chúng tôi“, bà Svyrydenko viết trên X.
Khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump cho biết ông muốn các khoáng sản đất hiếm của Ukraine là điều kiện để Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ trong cuộc chiến với Nga. Ông mô tả đó là khoản hoàn trả cho hàng tỷ USD viện trợ quân sự của Hoa Kỳ dành cho Ukraine kể từ khi cuộc chiến tranh Nga-Ukraine leo thang vào cuối tháng 2/2022.
Các cuộc thảo luận về thỏa thuận tiềm năng này đã bị đình trệ sau cuộc họp căng thẳng giữa các quan chức chính quyền Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng vào cuối tháng Hai vừa qua. Nhưng sau đó, các cuộc đàm phán đã được nối lại và cuối cùng đã hoàn tất được thỏa thuận.
Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết thỏa thuận này sẽ thành lập Quỹ đầu tư tái thiết Hoa Kỳ-Ukraine để giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế của Ukraine.
“Thỏa thuận này báo hiệu rõ ràng với Nga rằng Chính quyền Trump cam kết thực hiện tiến trình hòa bình tập trung vào một nước Ukraine tự do, có chủ quyền và thịnh vượng trong dài hạn. Tổng thống Trump hình dung mối quan hệ đối tác này giữa người dân Mỹ và người dân Ukraine để thể hiện cam kết của cả hai bên đối với hòa bình và thịnh vượng lâu dài ở Ukraine. Và để làm rõ, không một quốc gia hoặc cá nhân nào tài trợ hoặc cung cấp cho cỗ máy chiến tranh của Nga sẽ được hưởng lợi từ quá trình tái thiết Ukraine“, ông Bessent nói trong một tuyên bố.
Hoa Kỳ đang tìm cách tiếp cận hơn 20 nguyên liệu thô được coi là có tầm quan trọng chiến lược đối với lợi ích của mình, bao gồm một số loại phi khoáng sản như dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Trong số đó có các mỏ titan của Ukraine, được sử dụng để chế tạo cánh máy bay và các sản phẩm hàng không vũ trụ khác, và uranium, được sử dụng cho năng lượng hạt nhân, thiết bị y tế và vũ khí.
Ukraine cũng có lithium, graphite và mangan, được sử dụng trong pin xe điện.
Thỏa thuận này sẽ thiết lập quan hệ đối tác bình đẳng giữa hai nước và kéo dài trong 10 năm. Các khoản đóng góp tài chính cho một quỹ chung sẽ được thực hiện bằng tiền mặt và chỉ có viện trợ quân sự mới của Hoa Kỳ mới được tính vào cổ phần của Hoa Kỳ trong quỹ chung này.
Không bên nào có đa số phiếu bầu, phản ánh quan hệ đối tác bình đẳng giữa Ukraine và Hoa Kỳ, bà Svyrydenko cho biết. Quỹ này được chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ thông qua Tổng công ty Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ.
Không giống như bản dự thảo trước đó của thỏa thuận, thỏa thuận vừa được ký kết sẽ không xung đột với con đường của Ukraine hướng tới tư cách thành viên Liên minh Châu Âu (EU) — một điều khoản quan trọng đối với Kiev.
Theo các điều khoản của thỏa thuận, chính phủ Ukraine sẽ quyết định địa điểm và loại khoáng sản nào sẽ được khai thác, bà Svyrydenko cho biết thêm.
Hôm thứ Tư (30/4), các nhà lập pháp Hàn Quốc trích dẫn nguồn tin từ…
Nhiễm virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây…
TP.HCM sẽ không trình diễn 10.500 drone vào tối ngày 1/5, sau khi màn trình…
Trong khi nhiều người lớn tuổi vẫn tin rằng “uống một ít rượu mỗi ngày…
Jack Ma từng bị chính quyền Trung Quốc yêu cầu đích thân gọi điện thuyết…
Những tin đồn về sự sụp đổ của nền kinh tế Hoa Kỳ đã bị…