Vì sao Philippines không tin ĐCSTQ?

Với tư cách là tổng thống Philippines thăm Nhà Trắng lần đầu tiên sau gần 11 năm, cái được lớn nhất của ông Marcos Jr. là làm rõ cam kết an ninh của Mỹ. Ngày 3/5, Mỹ và Philippines lần đầu tiên công bố “Hướng dẫn phòng thủ song phương“, xem xét các mối đe dọa trên các lĩnh vực và việc lựa chọn hình thức nào đối phó với các mối đe dọa, đặc biệt đề cập đến các cuộc tấn công đang tranh chấp ở Biển Đông, gồm cả việc bảo vệ trước cuộc tấn công nhắm vào bờ biển Philippines.

Ngày 03/05/2023, Tổng thống Philippines Marcos Jr. được các sĩ quan quân đội Mỹ hộ tống, thị sát quân đội Mỹ tại lễ trao huân chương. (Ảnh: Getty Images)

Năm 1951, Mỹ và Philippines đã ký một hiệp ước phòng thủ chung và trở thành đồng minh quân sự; tuy nhiên, phạm vi cam kết phòng thủ của Mỹ luôn “mơ hồ về mặt chiến lược”. Hiện Philippines phát hiện mình đang ở trong “tình hình địa chính trị có lẽ là phức tạp nhất trên thế giới hiện nay“, ông Marcos Jr. nói, “do đó việc muốn củng cố và xác định lại mối quan hệ song phương của chúng ta với đối tác hiệp ước duy nhất trên thế giới, và trò khi đối mặt với gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cũng là điều tự nhiên.”

Ông Biden nói với ông Marcos Jr. rằng cam kết quốc phòng với Philippines là “chắc như sắt”. Để cố gắng hết sức xua tan sự ngờ vực của Philippines đối với Mỹ, Mỹ cũng coi như đã hao tổn tâm huyết.

Với tư cách cá nhân, vào ngày 3/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin đã tổ chức lễ chào đón theo nghi thức quân đội đối với ông Marcos Jr. tại Khu diễu hành Lầu Năm Góc. Trước đó, vào ngày 26/4, trong cuộc tập trận chung “Vai kề vai” quy mô chưa từng có giữa Mỹ và Philippines, Đại sứ Mỹ tại Philippines đã tháp tùng ông Marcos Jr. đến hiện trường quan sát bắn đạn thật và đánh chìm tàu ​​chiến không dùng nữa. Thậm chí, sau khi ông Marcos Jr. đắc cử vào năm ngoái, ông Biden đã ngay lập tức gọi điện chúc mừng, nói rằng ông “mong được hợp tác với ông Marcos Jr. để củng cố liên minh Mỹ – Philippines”.

Về cam kết an ninh với Philippines: (1) Năm 2019, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Pompeo lần đầu tiên đưa ra cam kết (“Nếu quân đội, máy bay hoặc tàu của Philippines bị tấn công vũ trang ở Biển Đông, quân Mỹ sẽ thực hiện bảo vệ Philippines căn cứ vào nghĩa vụ phòng ngự chung của điều 4 trong ‘Hiệp ước phòng ngự chung Mỹ – Philippines”), và sau đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho đến khi Bộ Hướng dẫn Phòng thủ Song phương Mỹ – Philippines được long trọng công bố.

(2) Ngày 6/2, sau “sự cố tia laser” giữa Trung Quốc và Philippines, Mỹ đã ngay lập tức tuyên bố “Mỹ sát cánh với đồng minh của chúng tôi là Philippines”, cách làm của tàu hải cảnh Trung Quốc là ‘khiêu khích và không an toàn”, “đe dọa trực tiếp đến hòa bình và ổn định khu vực, vi phạm quyền tự do hàng hải ở Biển Đông được bảo đảm bởi luật pháp quốc tế”. Đồng thời Mỹ tuyên bố rằng cái gọi là kết quả trọng tài Biển Đông năm 2016 có tính ràng buộc pháp lý đối với Trung Quốc và Philippines.

(3) Ngày 23/4, Trung Quốc và Philippines lại đụng độ gần Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa (lần này, Cảnh sát biển Philippines đã mời các phóng viên BBC tham gia toàn bộ quá trình, và các phương tiện truyền thông chính thống quốc tế đã có thể vạch trần hành động bắt nạt của ĐCSTQ ngay từ đầu). Vào ngày 28/4, Đô đốc Samuel Paparo, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến với Nikkei rằng Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Philippines tiếp tế cho một tàu đổ bộ Philippines đã ngừng hoạt động, để kiềm chế sự khiêu khích của ĐCSTQ ở Biển Đông, nhưng Philippines vẫn chưa yêu cầu sự hỗ trợ của Mỹ. Điều này cho thấy Mỹ “sẵn sàng can thiệp bất cứ lúc nào” trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Philippines và Trung Quốc.

Rõ ràng, Mỹ đang cố gắng lấy lại lòng tin của Philippines bằng nhiều cách khác nhau.

Còn ĐCSTQ thì sao? Họ thực sự đang đẩy Philippines ra xa một cách ngu ngốc và độc đoán. Trên thực tế, chính sách của ĐCSTQ đối với Philippines là nói một đằng làm một nẻo, và Philippines đã phải chịu đựng rất nhiều.

Ví dụ, Bắc Kinh tuyên bố: (1) Kiên trì thân thiện và hợp tác với các nước láng giềng, kiên trì láng giềng hòa thuận, láng giềng ổn định, láng giềng thịnh vượng, làm nổi bật các khái niệm về mối quan hệ thân thiện, chân thành, cùng có lợi và bao dung; (2) Trung Quốc luôn đặt Philippines ở phương hướng ưu tiên ngoại giao xung quanh, kiên định nhìn quan hệ Trung Quốc –  Philippines từ góc độ chiến lược và tổng thể, đồng thời đưa ra định hướng quan hệ “ba tốt”“láng giềng tốt ‘giúp đỡ lẫn nhau’, thân thích tốt ‘hiểu nhau gần nhau’, đối tác tốt ‘hợp tác cùng chiến thắng’.”

Nghe có vẻ hay, nhưng thực tế thì sao? Chính là 4 chữ “đe dọa, dụ dỗ”, ĐCSTQ chưa bao giờ coi Philippines là một nước láng giềng bình đẳng, và tất cả những gì ĐCSTQ nghĩ đến là làm thế nào để “thuần hóa” Philippines.

Trước tiên nói về “đe dọa”

Điều này chủ yếu thể hiện ở lập trường cứng rắn trong tranh chấp ở Biển Đông. Việc xác lập chủ quyền đối với các đảo, bãi đá ngầm và phân định các vùng biển là rất nhạy cảm và phức tạp. Sau khi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực, các tranh chấp cần được giải quyết một cách hòa bình theo Công ước này. Đặc biệt, Trung Quốc là nước lớn, còn các bên tranh chấp khác là nước nhỏ, Trung Quốc cần thận trọng, thận trọng và thận trọng.

Năm 2002, ĐCSTQ và mười quốc gia ASEAN đã ký “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), đáng lẽ phải là cơ sở để thúc đẩy các cuộc đàm phán, và tất cả các bên nên cùng nhau đạt được một bộ quy tắc ứng xử trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, ĐCSTQ vẫn thay đổi thói xấu, ĐCSTQ đã đối lập nghiêm trọng với các bên trong các vấn đề như điều khoản quan trọng về phạm vi áp dụng của Bộ quy tắc ứng xử, hiệu lực ràng buộc pháp lý và cách làm rõ và thực hiện các điều khoản chính của “Tuyên bố về ứng xử của các bên”. Tiến trình đàm phán nhiều lần bị hoãn, đến tận tháng 3 năm nay mới bắt đầu vòng đàm phán đầu tiên.

Đồng thời, ĐCSTQ tiếp tục sử dụng sức mạnh (thậm chí bạo lực) để cố gắng thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Ví dụ, “tranh chấp bãi cạn Scarborough” (đảo Hoàng Nham) nổ ra giữa Trung Quốc và Philippines vào năm 2012, và ĐCSTQ đã thực sự kiểm soát đảo Hoàng Nham; kể từ năm 2013, ĐCSTQ tiến hành bơm lấn biển quy mô lớn và quân sự hóa Biển Đông, đã thiết lập một hệ thống quân sự tam giác lớn (lấy cơ sở là Đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Đảo Vĩnh Hưng), Đảo Hoàng Nham (Bãi cạn Scarborough), và quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa)) và hệ thống quân sự tam giác nhỏ ở quần đảo Trường Sa, (lấy cơ sở là đảo Đá Xu Bi (Trung Quốc gọi Đảo Chử Bích), Đá Vành Khăn (Trung Quốc gọi là Đảo Mỹ Tế), và Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Đảo Vĩnh Thử)).

Thực lực của Trung Quốc và Philippines rất khác nhau. ĐCSTQ thường nói với Philippines rằng chúng ta là láng giềng không thể tách rời, nghĩa là ngươi không thể chạy thoát, nếu ngươi không nghe lời thì sẽ cho người ‘nếm trái ngọt’. Một trong những cách làm nổi bật hiện nay của ĐCSTQ là thỉnh thoảng lại đánh Philippines ở Biển Đông, để đe dọa không theo Mỹ trong vấn đề eo biển Đài Loan.

Ví dụ. Vào ngày 2/2, Mỹ và Philippines đã đạt được thỏa thuận mở 4 căn cứ quân sự cho Mỹ; vào ngày 6/2, một “sự cố laser” đã xảy ra gần Bãi Cỏ Mây (Trung Quốc gọi là Đá Nhân Ái) ở Biển Đông. Vào ngày 11 – 28/4, cuộc tập trận quân sự “vai kề vai” lớn nhất giữa Mỹ và Philippines; vào ngày 1/5, ông Marcos Jr. sẽ lên đường đến thăm Mỹ; ĐCSTQ trước tiên cử Ngoại trưởng Tần Cương thăm Philippines (từ ngày 21 – 23/4), ông Tần Cương còn chưa rời đi, ĐCSTQ lại một lần nữa tạo ra xung đột trong khu vực Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông (vào ngày 23/4).

ĐCSTQ đang đánh đòn tâm lý chiến với Philippines: Ngươi có Mỹ hỗ trợ thì sao? Ta chẳng phải vẫn trừng trị ngươi. Ngươi có bản sự thì hãy mời Mỹ can thiệp đi, ngươi có gan thì mời đi? Ngay cả khi ngươi mời, Mỹ sẽ thực sự can thiệp?

Tiếp theo nói về “dụ dỗ”

Philippines và nhiều nước châu Á muốn “dựa vào Trung Quốc về kinh tế”. Đây thực sự là một điều huyễn tượng, nhưng nó đã được ĐCSTQ lợi dụng.

(1) Từ năm 2017, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Philippines. Trung Quốc hiện là nguồn nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Philippines. Tuy nhiên, thương mại mất cân đối, phía Philippines nhập siêu rất lớn (chẳng hạn kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước năm 2022 là 87,72 tỷ USD, Trung Quốc xuất siêu 41,63 tỷ USD). Trong khi đó, Nhật Bản lâu nay là đối tác thương mại lớn nhất của Philippines nhưng lại duy trì tỷ lệ nhập siêu đối với Philippines trong một thời gian dài.

(2) Ngoại thương của Philippines phần nào trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc. Lấy năm 2021 làm ví dụ, theo thống kê của Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines, tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Philippines đạt 38,34 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng kim ngạch ngoại thương của Philippines; Philippines nhập khẩu 26,79 USD tỷ từ Trung Quốc, chiếm 22,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Philippines; Philippines xuất khẩu sang Trung Quốc 11,55 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Philippines. Năm 2021, kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã vượt quá 6.000 tỷ USD, đối với ĐCSTQ mà nói, thương mại giữa Philippines và Trung Quốc không có gì đáng nhắc đến.

(3) Từ ngày 2/6 năm nay, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ có hiệu lực đối với Philippines. Trong khuôn khổ RCEP, trung bình Philippines cam kết hơn 90% hàng hóa không chịu thuế quan, cam kết với Trung Quốc đạt mức cao nhất là 91,3%, cao hơn cả mức độ mở cửa với các nước ngoài ASEAN. Trong số đó, tỷ lệ các sản phẩm thực hiện ngay thuế quan bằng 0 đối với Trung Quốc đạt 80,5%, đây cũng là mức mở cửa ngay lập tức cao nhất trong đối với Trung Quốc so với tất cả các thành viên khác trong RCEP.

Ba điểm trên cho thấy thương mại giữa Philippines và Trung Quốc có lợi hơn cho ĐCSTQ.

ĐCSTQ chỉ là nói miệng đối với Philippines, thực tế thì không làm đến nơi đến chốn. Trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Duterte vào tháng 10/2016 (với tư cách là tổng thống Philippines khi đó), hai bên đã ký kết kế hoạch hợp tác bao gồm 13 lĩnh vực trị giá 13,5 tỷ USD. Kết quả nguồn vốn đến nơi rất ít. Tháng 1/2023, ông Marcos Jr. đã đến thăm Trung Quốc, các công ty Trung Quốc đã đệ trình kế hoạch hợp tác với tổng trị giá 22,8 tỷ USD và ý định mua hàng gần 2,1 tỷ USD cho Philippines, nhưng có thể thực hiện được bao nhiêu? Từ dữ liệu lịch sử mà xét, thì việc này không lạc quan. Chẳng hạn, theo thống kê của Philippines, từ năm 2016 đến 2021, tổng đầu tư theo hợp đồng của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Philippines là khoảng 2,9 tỷ USD. Năm 2021, đầu tư trực tiếp phi tài chính của Trung Quốc vào Philippines là 145 triệu USD. Từ tháng 1 đến tháng 10/2022, Trung Quốc đầu tư 79,5 triệu USD vào tất cả các ngành công nghiệp ở Philippines. Có thể cho rằng đầu tư song phương không đáng nhắc đến.

Tuy nhiên, ĐCSTQ luôn thèm muốn Philippines. Ví dụ, lôi kéo Philippines tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do ĐCSTQ chi phối. Ngày 27/9/2017, Hội đồng quản trị AIIB đã phê duyệt khoản vay đầu tiên trị giá khoảng 208 triệu USD cho Philippines để hỗ trợ dự án kiểm soát lũ lụt ở Metro Manila với tổng ngân sách khoảng 500 triệu USD. Với sự bùng phát của dịch bệnh, AIIB đã tung ra quỹ khắc phục khủng hoảng trị giá 13 tỷ USD vào tháng 4/2020, trong đó Philippines đã nhận được khoản vay 750 triệu USD. Tuy nhiên, số tiền này là quá ít so với nhu cầu rất lớn về quỹ phát triển của Philippines và cam kết của ĐCSTQ.

Tờ Wall Street Journal từng chỉ ra rằng Philippines là một trong số ít quốc gia ở Đông Nam Á không bị Trung Quốc đưa vào quỹ đạo kinh tế Trung Quốc. Trên thực tế, yếu tố Trung Quốc không đóng vai trò nổi bật trong sự phát triển kinh tế của Philippines. ĐCSTQ chỉ đang “dụ dỗ” Philippines, nhưng Philippines chẳng được bao nhiêu ngọt ngào.

Lời kết

Philippines đã học được rất nhiều về sự dối trá và vô lý của ĐCSTQ. Ngay khi lên nắm quyền tổng thống vào năm 2016, ông Duterte đã tham gia vào việc “từ bỏ Mỹ và thân Trung Quốc (ĐCSTQ)”, nhưng ông đã nhiều lần bị lừa, đến nỗi vào ngày 22/11/2021, trong một cuộc họp qua video (“Thượng đỉnh Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại giữa Trung Quốc và ASEAN”), ông Duterte trực tiếp bày tỏ sự không hài lòng với ông Tập Cận Bình một cách hiếm thấy, nói rằng ông “ghê tởm” trước những tranh chấp gần đây giữa tàu Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông. Khi đó ông Tập Cận Bình vẫn nhấn mạnh rằng ĐCSTQ “tuyệt đối không mưu cầu bá quyền, càng không ỷ lớn hiếp nhỏ”. Do đó, trong giai đoạn sau của chính quyền Duterte, ông bắt đầu xích lại gần Mỹ.

Tính đến năm 2022, Philippines đã gửi 189 công hàm phản đối cho Trung Quốc, trong đó Chính phủ ông Marcos Jr. (nhậm chức vào ngày 30/6/2022) đã đưa ra 61 phản đối. Điều này cho thấy giữa Philippines và ĐCSTQ hoàn toàn không có sự tin tưởng.

Vương Hách
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times.)

Vương Hách

Published by
Vương Hách

Recent Posts

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

17 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

43 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

1 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago