Truyền thông Bỉ tiết lộ, một viện trưởng người Trung Quốc thuộc Học viện Khổng Tử tại Bỉ, vì hành vi gián điệp, đã bị 26 quốc gia thuộc khối Schengen Châu Âu cấm nhập cảnh.
Vào ngày 29/11, tờ De Morgen của Bỉ đưa tin, ông Tống Tân Ninh, viện trưởng người Trung Quốc của Đại học Tự do Brussel (VUB), do bị tình nghi dính dáng tới hành vi gián điệp, đã bị từ chối tiếp tục cấp visa nhập cảnh vào Bỉ. Trong vòng 8 năm tới ông cũng sẽ bị cấm nhập cảnh vào 26 quốc gia khối Schengen Châu Âu.
Tân Vũ Ninh là giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, vào năm 2016 ông đảm nhiệm chức hiệu trưởng Học viện Khổng Tử VUB. De Morgen nói rằng, 10 năm trước, Tống Tân Ninh qua lại với giới học thuật của hai nước Trung Quốc và Châu Âu với mật độ khá dày đặc. Một số giáo sư Bỉ có mối quan hệ thân thiết với ông, đồng thời cũng làm việc tại tổ chức nghiên cứu của Trung Âu. Tống Tân Ninh cũng thừa nhận ông có mối quan hệ mật thiết với Cảnh Huệ Xương, cựu bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc.
De Morgen tiết lộ, có chứng cứ chứng tỏ rằng Tống Tân Ninh làm việc cho cơ quan tình báo Trung Quốc, thậm chí thu thập thông tin các lưu học sinh và doanh nhân đến từ Trung Quốc. Vào tháng 7 năm nay, khi visa công tác của ông đã hết hạn, ông mới tới đại sứ quán Bỉ tại Bắc Kinh xin visa khối Schengen, thì bị từ chối.
Lưu Mân (Doris Liu), đạo diễn bộ phim tài liệu “Giả danh Khổng Tử”, khiến thế giới bên ngoài lần đầu tiên biết được có nhân viên Trung Quốc của học viện Khổng Tử vì trực tiếp tham gia “hoạt động gián điệp” nên bị từ chối nhập cảnh. Đây có thể nói là một tín hiệu quan trọng.
Lưu Mân cho biết, nếu không phải bộ phận tình báo đã nắm vững những bằng chứng nhất định. Hơn nữa những chứng cớ này xác thực là nhắm tới việc vị giáo sư này làm việc cho chính phủ Bắc Kinh, nếu không chúng tôi không thể tin rằng các ban ngành chính phủ các quốc gia thuộc khối Schengen của châu Âu sẽ từ chối cấp visa cho học giả Trung Quốc đã hoạt động hơn 10 năm tại châu Âu. Điều này chắc chắn là xuất phát từ sự phòng vệ an toàn, hợp lý, cần thiết và tất yếu.
Vào năm 2014, cựu quan chức tình báo của Canada đã tiết lộ, cơ quan tình báo của nước này đang điều tra vụ việc nhân viên Trung Quốc trong Viện Khổng Tử dò hỏi các văn kiện mật, tài khoản và hòm thư chính phủ. Cục trưởng Cục điều tra Liên bang Mỹ năm ngoái cũng từng nói, họ vẫn luôn cẩn thận quan sát Viện Khổng Tử. Năm nay cơ quan tình báo của Úc đã đưa ra cảnh báo với giới học thuật, rằng Học viện Khổng Tử có thể liên quan tới hoạt động gián điệp quy mô lớn.
Kỳ thực, Học viện Khổng Tử có liên kết với văn phòng tổ chức lãnh đạo quảng bá Tiếng Hán quốc gia. Tôn Xuân Lan, Chủ tịch ban điều hành tổng bộ của Viện Khổng Tử, cũng chính là Trưởng Ban Mặt trận Thống nhất Trung ương Trung Quốc đương nhiệm.
Lưu Mân chỉ ra rằng, trong mắt tổ chức tình báo phương Tây, Mặt trận thống nhất trung ương Trung Quốc chính là Ban tình báo của Trung Quốc. Hơn nữa Trưởng Ban Mặt trận thống nhất Trung ương cũng trực tiếp kiêm nhiệm chức chủ tịch Ban điều hành Học viện Khổng Tử, điều này bản thân nó đã có vấn đề rất lớn, đồng thời cũng chứng tỏ rằng Học viện Khổng Tử đã được Bắc Kinh thiết lập như một bộ máy với cái mác văn hóa. Dưới cái mác này, học viện có một sứ mệnh rất lớn, chính là phục vụ cho Mặt trận Thống nhất. Mặt trận Thống Nhất tiến hành kết giao và chiêu mộ với những giới nhân sỹ bên ngoài được chính phủ Bắc Kinh nhận định rằng hữu dụng, ngoài người Trung Quốc ra, cũng bao gồm cả người nước ngoài.
Bắc Kinh tuyên bố rằng, tính từ cuối tháng 9 năm nay, 158 quốc gia và khu vực trên toàn cầu, tổng cộng đã thành lập 535 “Học viện Khổng Tử” và 1.134 “Lớp học Khổng Tử” được vận hành trong các trường trung học và tiểu học. Quan chức Trung Quốc sẽ cung cấp tài chính cho Viện Khổng Tử, là những giáo sư đã được thẩm tra chính trị và bồi dưỡng nghiêm khắc, đồng thời cũng nghiêm ngặt thẩm tra sách giáo khoa tiếng Trung.
Gần đây, đã có nhiều tổ chức học thuật Âu Mỹ cảnh cáo rằng, những trường học có Viện Khổng Tử, đã phổ biến xuất hiện tình hình thẩm tra học thuật, nhằm trốn tránh những ngôn hành mạo phạm tới Trung Quốc. Về điều này, Mỹ và nhiều quốc gia đã có biện pháp phòng ngừa tương ứng nhằm ứng phó với chiêu trò tự do học thuật của Học viện Khổng Tử đang đe dọa đến an ninh quốc gia. Ví như trong “Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng” Mỹ quy định, trường học nào có Viện Khổng Tử, sẽ không được phép xin trợ cấp kinh phí giáo dục tiếng Trung của Bộ quốc phòng nước này.
Tính đến hết tháng 10 năm nay, Mỹ đã đóng cửa hơn 20 Viện Khổng Tử, hơn nữa tỉnh Braunschweig và tiểu bang New South Wales, Canada, cũng tuyên bố sẽ đóng cửa nhiều “Học viện Khổng Tử” và “Lớp học Khổng Tử”.
Minh Tú
Xem thêm:
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…