Tờ Washington Post phân tích rằng chuyến thăm của ông Tập Cận Bình sẽ thúc đẩy tinh thần của ông Putin, khiến “Trật tự thế giới mới” mà ông ấy ca ngợi dần dần hình thành, nghĩa là Hoa Kỳ và NATO mất đi vị thế độc tôn toàn cầu.
Hôm thứ Hai (20/3), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Nga cấp nhà nước, cùng ăn tối với Tổng thống Nga Vladimir Putin và hội đàm chính thức vào ngày 21/3.
Washington Post chỉ ra rằng chuyến thăm Nga của ông Tập Cận Bình đã đặt nền móng cho sự đối đầu toàn cầu, cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng mối quan hệ với Moscow để đối đầu với Washington, ngay cả khi điều đó có nghĩa là họ chấp nhận cuộc chiến xâm lược tàn khốc của Putin.
Ông Alexander Gabuev, nhà phân tích tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, một tổ chức tư vấn ở Washington, chỉ ra rằng thế giới đang bước vào kỷ nguyên đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ, chuẩn bị trở nên cứng rắn. Nga là tài sản và đối tác của Trung Quốc trong cuộc xung đột này.
Liệu cuộc đối đầu này có tiếp tục nóng lên, đưa 3 cường quốc hạt nhân đến bờ vực của Thế chiến III, hay chỉ đơn giản là sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh 2.0 vẫn phải chờ xem.
Tuy nhiên, chuyến thăm Nga của ông Tập Cận Bình cho thấy Trung Quốc, Nga và Iran đang hợp lực để đối mặt với Hoa Kỳ, Anh và các đồng minh NATO khác, tranh giành ảnh hưởng toàn cầu, đồng thời hình thành liên minh với Nam Phi, Ả Rập Saudi và các nước khác.
Nga coi chuyến thăm của ông Tập là sự kiện ngoại giao trọng điểm trong năm nay, điều này càng có lợi cho ông Putin. Nhận thấy cuộc xâm lược Ukraine bị đình trệ, tổn thất quân sự không ngừng gia tăng và lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã làm hoen ố danh tiếng cá nhân, ông Putin cần khẩn trương chuyển hướng sự chú ý của công chúng, nhằm thu hút sự ủng hộ.
Ông Putin đã tuyên bố rằng chiến dịch Ukraine là điểm nóng để Nga xây dựng một “Trật tự hậu Mỹ”. Trước sự nghi ngờ mạnh mẽ của thế giới bên ngoài về chiến lược quân sự của Putin, việc Trung Quốc và Nga trở thành đồng minh chống Mỹ đã làm tăng thêm độ tin cậy cho tuyên bố của ông Putin.
Sự liên kết của các nhà lãnh đạo độc tài có thể chia thế giới thành các phe đối lập trong những thập kỷ tới, cản trở hợp tác khí hậu, hạn chế hành động toàn cầu chống lại vi phạm nhân quyền, làm tê liệt các thể chế quốc tế hoặc làm gia tăng căng thẳng ở các khu vực tranh chấp.
Ông Aleksei Chigadayev, nhà phân tích về Trung Quốc tại Đại học Leipzig tại Đức, phân tích rằng mặc dù ông Putin đang tìm kiếm những đồng minh có thể hỗ trợ ông về vũ khí, thương mại hoặc ít nhất là trong các diễn đàn toàn cầu, nhưng đối với ông Tập Cận Bình, chuyến thăm này quan trọng hơn việc nhắm vào Nga hay Ukraine, mà nhằm định vị lại địa vị của Bắc Kinh trên toàn cầu.
Ông Chigadayev đề cập rằng chuyến đi này tương đương với việc cảnh báo Washington về việc cần thiết phải đàm phán với Bắc Kinh, thể hiện vị thế cường quốc toàn cầu của Trung Quốc đối với châu Âu, đồng thời gửi thông điệp tới Trung Á, châu Phi và Trung Đông rằng Trung Quốc đáng tin cậy hơn hơn trụ cột Hoa Kỳ.
Ông Tập có thể cũng muốn tỏ rõ với ông Putin rằng Trung Quốc sẽ lãnh đạo trật tự thế giới mới.
Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình diễn ra khi ông Putin đang đối mặt với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với ông Putin, cho thấy rằng mặc dù không được phương Tây chào đón, nhưng ông Putin vẫn có một đồng minh mạnh mẽ.
Chuyến thăm không chỉ củng cố vị thế của ông Putin ở trong nước, mà còn gửi thông điệp tới các nhà lãnh đạo ở Châu Phi, Trung Đông, Châu Á và Châu Mỹ Latinh rằng ông Putin vẫn là một nhân vật đáng nể.
Nền kinh tế Nga đã bị đình trệ dưới các lệnh trừng phạt quốc tế, chệch khỏi chuỗi cung ứng và công nghệ toàn cầu, sẽ chỉ ngày càng suy giảm trong vài năm tới.
Dù có lợi cho Trung Quốc nhưng Bắc Kinh không muốn Nga bại trận trong chiến tranh, từ đó dẫn đến sự sụp đổ của ông Putin. Điều này ngược lại sẽ giúp Hoa Kỳ tăng cường sức mạnh, e rằng sẽ kích nổ sự hỗn loạn ở biên giới Trung-Nga.
Ông Alexey Maslov, Giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á và Châu Phi tại Đại học Quốc gia Moscow, chỉ ra rằng kỷ nguyên đối đầu mới sẽ là “chiến tranh lạnh lâu dài giữa các phe khác nhau”.
Sự chia rẽ và hỗn loạn này không chỉ xảy ra tại Trung Quốc, Nga và Iran, mà còn ảnh hưởng đến châu Âu. 20 – 25 năm tới, những cuộc đàm phán về thương mại, giáo dục hay bất kỳ vấn đề toàn cầu nào đều sẽ không thuận buồm xuôi gió.
Trong ngày ông Tập Cận Bình thăm Moscow, phía Nhà Trắng đã có hai động thái đáng chú ý liên quan đến Ukraine và Trung Quốc.
Hãng tin AP dẫn lời quan chức Mỹ cho biết về kế hoạch của Mỹ công bố ngày 20/3 liên quan đợt viện trợ quân sự mới nhất cho Ukraine trị giá 350 triệu USD vũ khí và thiết bị. Gói viện trợ quân sự mới nhất bao gồm một số lượng lớn vũ khí và đạn dược khác nhau, chẳng hạn như tên lửa được sử dụng bởi HIMARS (Hệ thống tên lửa phóng đa năng cơ động cao) do Mỹ sản xuất, ngoài ra còn một số lượng tàu xe bồn nhiên liệu và ca-nô không được tiết lộ.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã công bố Báo cáo Nhân quyền năm 2022 của Bộ Ngoại giao, đánh giá tình hình nhân quyền tại 198 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới vào năm 2022 thông qua 7 lĩnh vực chính, bao gồm tôn trọng nhân phẩm, quyền tự do dân sự và quyền tự do tham gia chính trị.
Báo cáo chỉ ra 25 hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm như: Giết người phi pháp, chính quyền ngược đãi, cưỡng bức mất tích, đàn áp xuyên quốc gia, giam giữ tù nhân chính trị; hạn chế nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo, sử dụng điện thoại di động, Internet, hội họp ôn hòa và tham gia chính trị của người dân…
Bình Minh (t/h)
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…