Công ty TNHH kinh doanh chế biến hải sản Hoàng Vương (xã Phước Hưng, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) bị phát hiện sử dụng hóa chất độc hại để chế biến cá khô, báo chí nhà nước đưa tin hôm 8/5.
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, công ty này hoạt động từ năm 2006 với loại hình sản xuất chế biến cá khô, công suất thiết kế khoảng 30 tấn sản phẩm/năm.
Thời điểm kiểm tra vào tối hôm 7/5, công an tỉnh phát hiện, thu giữ hai thùng nhựa màu xanh (loại 35kg/thùng). Trong đó, một thùng trên vỏ có dán nhãn bằng chữ Thái Lan và có dòng “Interox ST 50” (hóa chất hydrogen peroxide interox ST50), thùng còn lại đã sử dụng hết nguyên liệu bên trong.
Đáng chú ý, trên hai thùng hóa chất này có giấy ghi “nhãn phụ”. Theo nội dung của giấy này, đây là “hóa chất dùng trong công nghiệp dệt”, với thành phần định lượng là “hydrogen peroxide” nhỏ hơn hoặc bằng 50%. Sản phẩm này do Thái Lan sản xuất và được nhập khẩu bởi một công ty TNHH hóa dược có địa chỉ tại huyện Đức Hòa, Long An.
“Đặc biệt trên nhãn phụ có mục “cảnh báo an toàn” ghi: H272 có thể gây cháy dữ dội, H302 có hại nếu nuốt phải, H314 gây bỏng da nặng và tổn thương mắt, H335 có thể gây kích ứng hô hấp và H401 độc đối với thủy sinh vật”, theo báo Tuổi Trẻ.
Làm việc với cơ quan công an, đại diện doanh nghiệp trên thừa nhận sử dụng loại hóa chất này để ngâm, tẩy rửa cá hơn một năm nay, trong đó mới nhất là đầu năm 2021 mua gần nửa tấn hóa chất trên.
Tối 7/5, trước khi bị công an kiểm tra, cơ sở vừa mới thực hiện xong công đoạn “rửa cá” bằng nước có trộn hóa chất.
Quy trình chế biến cá được đại diện doanh nghiệp cho biết ban đầu, cá nguyên liệu sẽ được ngâm 3 ngày trong bể nước muối, sau đó vớt ra cắt đầu, bỏ nội tạng.
Tiếp đó, dùng một bồn nhựa pha trộn 800 lít nước với 1,5 lít hóa chất “hydrogen peroxide interox ST50” bỏ cá sơ chế vào ngâm khoảng 30 phút. Sau đó, đưa ra phơi khô, đóng thùng đưa đi tiêu thụ.
Thủy hải sản khô như cá, mực, tôm… đã trở thành món ăn quen thuộc của nhiều người Việt. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, các cơ sở chế biến, doanh nghiệp đã sử dụng các chất phụ gia như phẩm màu, chất bảo quản không có trong danh mục được phép hoặc vượt quá giới hạn cho phép để bảo quản thủy hải sản khô. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết trong nhiều năm trở lại đây, giới hữu trách đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh sử dụng phẩm màu, các chất bảo quản độc hại như natri borat (hàn the) hay trichlofon… để đuổi ruồi, muỗi cũng như kéo dài thời hạn của thực phẩm khô. Điều này có thể gây hại cho người tiêu dùng như suy gan, thận, hệ thống tiêu hóa, thậm chí gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, nội tiết và nặng hơn là gây ra ung thư. PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, natri borat hay trichlorfon là hai chất không được phép sử dụng trong thực phẩm, ngay cả trong nuôi trồng thủy sản cũng không được phép dùng vì tính độc hại của nó. “Hai chất này cực kỳ độc hại cho con người, có thể gây tử vong. Do đó cần cẩn trọng trong việc mua và sử dụng thực phẩm khô” – PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh nói. Thêm vào đó, hàn the còn gây hại cho gan, thận gây rối loạn chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc. Ngoài hóa chất, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản còn nhận định thủy sản khô cũng có khả năng bị lây nhiễm các vi khuẩn có hại như E.coli, Salmonella. Những vi khuẩn này dễ dàng xâm nhập vào thực phẩm nếu như cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ quá trình khai thác, thu gom, sơ chế, chế biến (từ công nhân, trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm). Những loại vi khuẩn này khi đi vào cơ thể con người sẽ gây ra tiêu chảy, thương hàn. |
Ngọc Long
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…