Do tiếp xúc với không khí lạnh, hướng đi và cấp độ của bão Khanun vẫn chưa được dự đoán một cách chuẩn xác nhất, nhưng khi Bắc Trung bộ vừa trải qua đợt mưa lũ kỷ lục với nhiều thiệt hại nặng nề về người và của, cơn bão vẫn có thể gây nên những hậu quả khôn lường.
>> Bão số 11 mạnh cấp 12, hướng vào vùng biển Quảng Trị, Quảng Ngãi
Ngày 14/10, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đã họp bàn cách đối phó với bão Khanun – cơn bão thứ 11 ở biển Đông. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường đánh giá, khu vực Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc hầu hết các hồ chứa đều đầy nước; đất đá đã “ngậm” đủ nước, chỉ cần một lượng mưa khoảng 100mm là đã rất nguy hiểm, dễ xảy ra sạt lở.
Ông cũng nhấn mạnh, bão số 11 được hình thành trên dạng hình thời tiết rất đặc biệt, trong bối cảnh miền Bắc vừa hứng chịu thiệt hại nặng nề do đợt mưa lũ kỷ lục, công tác khắc phục hậu quả, tìm kiếm người mất tích còn chưa xong. Cho nên, mặc dù hiện tại thể khẳng định chính xác hướng đi, cấp độ của bão Khanun, các địa phương cần chuẩn bị ứng phó với tinh thần cao nhất, chủ động nhất.
Trước đó, đợt mưa trong hai ngày 9-10/10 do tác động của hai hình thái thời tiết – áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh đã tạo ra một sóng khí áp lan truyền tới phía Bắc, gây mưa lớn cho Thanh Hóa (tới hơn 500mm), phía nam đồng bằng Bắc Bộ và một số tỉnh phía tây như Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình (xấp xỉ 500mm). Mưa đặc biệt lớn và kéo dài đã gây lũ quét và sạt lở đất ở Yên Bái, cuốn trôi nhiều nhà dân, vật nuôi, hoa màu; còn nước về hồ thủy điện Hòa Bình trưa 11/10 lên gần 16.000 m3/s, buộc phải mở 8 cửa xả đáy. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhà máy mở 8 trong số 12 cửa xả đáy.
Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, việc xả lũ hồ Hòa Bình đã gây ngập lớn cho vùng hạ du sông Đà, đoạn từ thành phố Hòa Bình đến cầu Trung Hà, nhưng khu vực sông Hồng không chịu ảnh hưởng lớn do xả lũ, hệ thống đê điều sẽ không vấn đề gì.
Tuy nhiên, ông Trần Quang Hoài, tổng cục trưởng Phòng chống lụt bão, cho biết: “Nếu hồ Hòa Bình không an toàn thì là thảm họa của đất nước. Tôi có mặt ở hồ lúc đó, nước đã vượt qua cửa van tum. Nếu các cây gỗ to va vào gây hư hại cửa van thì tác hại không lường được.”
Tại khu vực Hà Nội, ngày 11/10, do nước từ thượng nguồn Hòa Bình đổ về quá mạnh, một đoạn đê bao sông Bùi bị vỡ khoảng 15m khiến thủy sản, hoa màu của 200 hộ dân ở thôn Yên Trình (Chương Mỹ, Hà Nội) bị cuốn trôi, hư hỏng. Mặc dù không có thiệt hại về người nhưng toàn bộ tám thôn thuộc xã bị ngập trong biển nước, người dân phải sơ tán, mỗi gia đình chịu thiệt hại từ 50 triệu đến 100 triệu đồng.
Tuấn Minh tổng hợp
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…