Bộ Y tế Việt Nam vừa cho biết bệnh nhân số 696, nữ, 51 tuổi, ở Hải Châu, Đà Nẵng, tử vong.
Bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối đã chạy thận nhân tạo chu kỳ 15 năm nay, tăng huyết áp, suy tim. Bệnh nhân nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 19/7 với lý do: tắc cầu động – tĩnh mạch (FAV) ở tay.
Quá trình bệnh lý: Trong thời gian nhập viện bệnh nhân không sốt, không có triệu chứng hô hấp. Bệnh nhân được chạy thận qua catheter bẹn, chờ mổ lại FAV.
Bệnh nhân là trường hợp F1, nguy cơ cao, được xét nghiệm ngày 27/7, kết quả âm tính với virus Vũ Hán. Bệnh nhân được xét nghiệm lại vào ngày 4/8, có kết quả dương tính, chuyển Bệnh viện Hòa Vang ngày 5/8.
Tại Bệnh viện Dã chiến Hoà Vang, bệnh nhân diễn biến suy hô hấp tiến triển (ADRS), sốc nhiễm trùng nhiễm độc, sốt cao liên tục, bệnh nhân được điều trị: thở máy qua nội khí quản, siêu lọc máu (CRRT), kháng sinh, kháng virus. Tuy nhiên tình trang nhiễm trùng không cải thiện, ngày 26/8, tình trạng lâm sàng diễn tiến nặng, rối loạn vận mạch phụ thuộc vận mạch liều cao.
Lúc 0h ngày 27/8, bệnh nhân nhịp tim rời rạc trên monitoring rồi ngừng tim. Tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn. Bệnh nhân tử vong lúc 0h30 ngày 27/8.
Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi do virus Vũ Hán biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng không hồi phục trên bệnh nhân tăng huyết áp, suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ, suy tim.
Như vậy, từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 30 bệnh nhân tử vong, tuổi từ 33 đến 93, trong đó 19 người mắc bệnh lý nền suy thận mạn. Hai người tử vong sau khi đã có 3 đến 4 lần xét nghiệm âm tính.
Tính đến sáng nay, Việt Nam có tổng số ca nhiễm là 1.034.
Lê Hoàn
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…