Bộ Công an sửa soạn xây dựng Luật Dẫn độ

Cho rằng sau hơn 14 năm thực hiện, Luật Tương trợ tư pháp đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dẫn độ, Bộ Công an muốn xây dựng Luật Dẫn độ.

Bà Hồ Thị Kim Thoa khi còn là Thứ trưởng Bộ Công thương, bị truy nã theo quyết định từ tháng 7/2020. (Ảnh: moit.gov.vn)
Cổng thông tin Bộ Công an hiện đang đăng tải Hồ sơ xây dựng Luật Dẫn độ để lấy ý kiến đóng góp (thời hạn 30 ngày) của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đưa ra lý do để xây dựng Luật Dẫn độ, báo cáo của Bộ Công an cho rằng sau 14 năm thực hiện, Luật Tương trợ tư pháp đã bộc lộ những hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dẫn độ.

Cụ thể, dẫn độ chỉ là một trong 4 lĩnh vực mà Luật Tương trợ tư pháp điều chỉnh (gồm tương trợ tư pháp về dân sự, tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù). Vì điều này, Bộ Công an cho rằng “Luật [Tương trợ tư pháp] khó bảo đảm áp dụng đồng bộ, dẫn đến việc các quy định chung của Luật không điều chỉnh được những đặc thù riêng trong từng lĩnh vực…”

Dẫn thêm minh chứng, Bộ Công an cho hay xu thế chung của các quốc gia trên thế giới hiện nay là xây dựng riêng Luật Dẫn độ để thuận lợi cho việc áp dụng, như Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Canada, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia… đều đã ban hành luật riêng về dẫn độ. Liên Hiệp Quốc đã thông qua Luật mẫu về dẫn độ (năm 2004) để làm cơ sở cho các quốc gia tham khảo, xây dựng pháp luật trong nước.

Đối với Luật Tương trợ tư pháp của Việt Nam, Bộ Công an nhận định một số quy định “chưa tương thích với pháp luật quốc tế, thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.

Bộ Công an nhấn mạnh vào thiếu sót về quy định “từ chối dẫn độ” của Luật Tương trợ tư pháp. Bộ này cho rằng Luật Tương trợ tư pháp chưa có quy định về việc từ chối dẫn độ trong trường hợp có đủ căn cứ để tin rằng người bị yêu cầu dẫn độ có nguy cơ phải chịu sự tra tấn ở quốc gia yêu cầu.

Ngoài ra, theo quy định của các điều ước quốc tế song phương về dẫn độ mà Việt Nam là thành viên cũng như thông lệ quốc tế, các quốc gia thường từ chối dẫn độ trong trường hợp tội phạm được yêu cầu dẫn độ được xác định là tội phạm chính trị hoặc tội phạm quân sự. Tuy nhiên, Luật Tương trợ tư pháp chưa có quy định cụ thể về trường hợp này cũng như căn cứ để xác định tội phạm chính trị, tội phạm quân sự.

Trường hợp hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam, hiện Luật Tương trợ tư pháp quy định “có thể từ chối dẫn độ”, tuy nhiên thực tế cần quy định trường hợp này bắt buộc từ chối dẫn độ.

Vẫn theo Bộ Công an, hiện các quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn để dẫn độ của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chưa phù hợp với thực tế. Quy trình kéo dài có thể lên đến nhiều tháng, có thể khiến đối tượng phạm tội tiếp tục bỏ trốn nếu không có biện pháp ngăn chặn phù hợp.

Đáng lưu ý, Bộ Công an xác nhận nhiều tội phạm Việt Nam đã bỏ trốn đến các quốc gia không có hình phạt tử hình, như một trong các lý do chính cần xây dựng Luật Dẫn độ.

Hiện một số quốc gia (nhất là nhiều nước châu Âu) không quy định hình phạt tử hình. Khi xử lý các yêu cầu dẫn độ, các quốc gia này đều đề nghị Việt Nam cam kết không tuyên phạt tử hình hoặc tuyên phạt nhưng không thi hành đối với người phạm tội.

Tuy nhiên, vấn đề cam kết không áp dụng án tử hình trong thực hiện tương trợ tư pháp hình sự là một vấn đề rất lớn, phức tạp, chưa được quy định trong Luật Tương trợ tư pháp.

Bộ Công an cho hay nhiều tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đã bỏ trốn đến các quốc gia có xu hướng yêu cầu cam kết không áp dụng hình phạt tử hình trong dẫn độ, hy vọng rằng nếu bị dẫn độ về Việt Nam thì sẽ không bị tử hình.

Tại Dự thảo Báo cáo tổng kết, tác động của chính sách, thủ tục thi hành pháp luật về dẫn độ do Bộ Công an công khai hồi tháng 8/2019, Bộ này cho biết tính đến tháng 5/2019, 1.200 nghi phạm Việt Nam đã bỏ trốn ra nước ngoài và có xu hướng gia tăng. Trong đó, 235 người bị Interpol ra lệnh truy nã đỏ, nhiều trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Tính đến hiện tại, hai nhân vật bị truy nã quốc tế được chú ý là bà Hồ Thị Kim Thoa – cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – cựu Chủ tịch Công ty AIC. Danh sách truy nã quốc tế của Bộ Công an còn bao gồm các quan chức, doanh nhân như các ông Phạm Văn Sáng, cựu Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Đồng Nai; Vũ Đình Duy, cựu Tổng giám đốc công ty PVTex; Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc công ty Nhật Cường trong vụ án liên quan ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội…

Nguyễn Quân

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Bộ Xây dựng nêu lý do sửa nghị định để khai thác máy bay Trung Quốc tại Việt Nam

Bộ Xây dựng sửa đổi nghị định theo hướng bổ sung máy bay do nhà…

2 giờ ago

Tổng thống Donald Trump bác đề nghị của EU về “thuế quan 0 đổi 0”

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bác bỏ lời đề nghị của Liên minh…

2 giờ ago

5 bài học từ chuyến du lịch đến những nơi xa xôi nhất của Trái Đất

Chim cánh cụt ở Nam Cực có thể dạy cho chúng ta những bài học…

2 giờ ago

Nhà Trắng: Tổng thống Trump tin rằng iPhone của Apple có thể được sản xuất tại Mỹ

Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Trump tin rằng iPhone của Apple có thể được…

3 giờ ago

Tối cao Pháp viện đồng ý để chính quyền Trump sa thải hàng loạt nhân viên liên bang

Hôm thứ Ba (8/4), Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đứng về phía chính…

3 giờ ago

Mỹ áp thuế quan đối ứng đầy đủ với 83 quốc gia từ 0h01p ngày 9/4 (tức 11h01p giờ Việt Nam)

Thuế đối ứng được thực hiện đẩy đủ, Việt Nam bị áp mức thuế 46%,…

3 giờ ago