Categories: Thời sựViệt Nam

Yêu cầu Vietnam Airlines giải trình những ‘lùm xùm’ trong đào tạo phi công

Các vấn đề cần giải trình như chất lượng đầu vào, các buổi kiểm tra, huấn luyện, phỏng vấn phi công, thời hạn khi nghỉ việc và bồi hoàn chi phí đào tạo phi công.

(Ảnh minh họa: Gia Bảo)

Bộ GTVT vừa yêu cầu Tổng Công ty hàng không Việt Nam báo cáo một số nội dung liên quan đến hoạt động của Vietnam Airlines như: chất lượng đầu vào của ứng viên phi công; tồn tại trong quá trình huấn luyện, kiểm tra, phỏng vấn phi công, thời hạn khi nghỉ việc và bồi hoàn chi phí đào tạo phi công.

Yêu cầu được đưa ra sau chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Vietnam Airlines khẩn trương rà soát, có báo cáo giải trình và trả lời thẳng vào nội dung vấn đề, làm rõ việc có hay không có tình trạng Vietnam Airlines thực hiện chính sách xã hội hoá đào tạo phi công với nhiều bất cập, chính sách nghỉ việc khiến phi công bức xúc và giải pháp chấn chỉnh.

Bộ GTVT yêu cầu Vietnam Airlines phải hoàn thành việc giải trình và đưa ra các giải pháp trước ngày 31/7.

Trước đó, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương có kiến nghị gửi tới Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu làm rõ những tiêu cực trong đào tạo bay của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Ông Cương cho hay trước đây, phi công học ở Pháp, Úc, việc tuyển chọn “đầu vào” rất khắt khe, từ sức khoẻ, kiến thức đến kỹ năng bay. Nhưng kể từ khi xã hội hoá năm 2013, việc tuyển chọn chỉ mang tính hình thức, gần như bất kỳ đối tượng nào đủ tiền đóng theo danh sách các trường do Vietnam Airlines chọn, Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn là có thể đi học.

Đa số các trường dạy bay là các trường nhỏ lẻ, ít tên tuổi tại Mỹ, với chi phí học thấp nên chất lượng giảng dạy cũng thấp theo. Có một số trường học viên phi công rất kém, chỉ cần đóng tiền là có thể thi qua môn học, thậm chí đóng tiền để được ghi là đã đủ giờ bay” – ông Cương nói.

Cũng theo ĐBQH Cương, hiện có nhiều bất cập trong quá trình huấn luyện, kiểm tra, phỏng vấn, chuyển loại phi công. Thậm chí, hiện tượng ra giá 20.000-25.000 USD cho 1 lần phỏng vấn

Ngoài ra, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cũng nêu vấn đề liên quan đến những bất cập khi phi công nghỉ việc và việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với phi công.

Phạm Toàn

Xem thêm:

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago