Categories: Thời sựViệt Nam

Bộ NN&PTNT khuyến cáo ngư dân chưa khai thác hải sản tại 3 khu vực

Ngư dân 4 tỉnh miền Trung được khuyến cáo chưa khai thác hải sản tại 3 khu vực có thông số sắt, phenol, xyanua cao hơn nơi khác mặc dù vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Ngư dân Quảng Bình vẫn khó khăn vì sự cố môi trường nghiêm trọng do Formosa gây ra. (Ảnh: Hoàng Phúc/ nld.com.vn)

Sau khi có kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế của Bộ TN&MT vào ngày 22/8, Bộ NN&PTNT đưa ra hướng dẫn ngư dân 4 tỉnh về nuôi trồng và khai thác hải sản.

Theo kết quả công bố, tại một số khu vực có dòng xoáy cục bộ như: Sơn Dương (Hà Tĩnh – khoảng 300 km2), cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình – 330 km2), hòn Sơn Chà (Thừa Thiên Huế – 160 km2), khả năng phân tán các chất trong nước kém hơn, đồng thời khả năng tích lũy độc tố trong trầm tích cao hơn, nên cần tiếp tục được theo dõi.

Trên cơ sở đó, Bộ NN&PTNT khuyến cáo người dân chưa khai thác hải sản trên diện tích gần 800 km2 tại 3 vùng biển trên (cách bờ khoảng 1,5 km).

Ngư dân cũng được khuyến cáo không khai thác hải sản ở tầng đáy bằng lưới kéo, rê đáy, lặn, câu đáy, lồng bẫy trong vùng biển 20 hải lý trở vào bờ thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế.

Theo thông tin tại cuộc họp về tiến độ triển khai việc xác định, bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển do Formosa gây ra, các sản phẩm khai thác, nuôi trồng thủy sản sau thời điểm Bộ TN&MT công bố chất lượng môi trường biển (ngày 22/8) sẽ được lấy mẫu giám sát công bố chất lượng an toàn thực phẩm.

Lượng hải sản đang lưu trong các kho lạnh, kho cấp đông chưa tiêu thụ được sẽ được tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm. Các lô hàng đảm bảo an toàn thực phẩm thì cấp giấy xác nhận đảm bảo an toàn thực phẩm để lưu thông, tiêu thụ. Các lô hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm thì tổ chức tiêu hủy theo quy định và hỗ trợ theo Quyết định 772/QĐ-TTg ngày 09/5/2016.

Đối với việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố, các đối tượng gián tiếp bị thiệt hại được xác định bổ sung gồm chủ tàu và người lao động làm thuê trên tàu cá lắp máy công suất từ 90CV trở lên; chủ các cơ sở và người lao động làm thuê tại cơ sở (thu mua) tạm trữ thủy sản có kho đông, kho lạnh, cơ sở chế biến nước mắm, làm mắm tôm, các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

UBND 4 tỉnh cũng được lùi thời hạn gửi Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính kết quả tổng hợp, xác định tổng mức thiệt hại và kinh phí bồi thường hỗ trợ tại khu vực đến trước ngày 15/9 tới.

Hải Linh

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

52 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago