Theo Bộ Nội vụ Việt Nam, tuyệt đại đa số người theo Pháp Luân Công với mục đích nâng cao sức khỏe, rèn luyện tâm tính, chỉ có bộ phận rất nhỏ lợi dụng Pháp Luân Công với mục đích xấu.
Báo Lao Động hôm 28/12 cho biết Bộ Nội vụ đã có phản hồi về việc “tỉnh Nghệ An đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan báo cáo kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo Kết luận số 122/TB-VPCP ngày 10/8/2018 về vấn đề Pháp Luân Công”.
Theo Bộ Nội vụ, Pháp Luân Công là môn tu luyện “thân tâm” (sức khỏe và tinh thần) dựa trên sự kết hợp của nhiều môn, nhiều trường phái luyện tập liên quan đến sức khỏe và tinh thần (khí công, thiền, yoga, vũ đạo…). Pháp Luân Công không phải tôn giáo (Pháp Luân Công cũng không nhận mình là tôn giáo).
“Tuyệt đại đa số người theo Pháp Luân Công với mục đích nâng cao sức khỏe, rèn luyện tâm tính, chỉ có bộ phận rất nhỏ lợi dụng Pháp Luân Công với mục đích xấu”, Bộ Nội vụ nêu.
Cũng theo Bộ Nội vụ, Chính phủ đã có Thông báo “Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề Pháp Luân Công” (Thông báo số 122/TB-VPCP ngày 25/9/2018 của Văn phòng Chính phủ); Công văn số 1035/TGCP-TGK ngày 25/9/2018 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc công tác đối với Pháp Luân Công; Công văn số 526/BNV-TGCP ngày 6/12/2019 của Bộ Nội vụ về việc một số vấn đề về Pháp Luân Công…
Tuy nhiên, một số bộ, ngành liên quan như Y tế, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa chưa có báo cáo hàng năm cũng như kết quả về các việc đã được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện tại Thông báo số 122/TB-VPCP nên Chính phủ chưa đủ thông tin để tổng kết.
Do vậy, Bộ Nội vụ đề nghị các cấp các ngành ở địa phương tiếp tục thực hiện theo Thông báo số 122/TB-VPCP và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.
Pháp Luân Công được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người (vượt số lượng đảng viên của Đảng, thời điểm đó là 60-65 triệu người – PV).
Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.
Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng.
Theo báo cáo của Minghui.org, trong nửa đầu năm 2024, tổng cộng 2.714 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin.
2.714 trường hợp mới được báo cáo bao gồm 1.470 trường hợp bắt giữ và 1.244 trường hợp sách nhiễu. Tháng 4 ghi nhận tổng số trường hợp (bắt giữ và sách nhiễu) cao nhất là 699, tiếp theo là 618 trường hợp vào tháng 5 và 543 vào tháng 3. Sự gia tăng số trường hợp trong tháng 4 và tháng 5 phù hợp với xu hướng của những năm trước, khi ĐCSTQ tăng cường bức hại xung quanh các ngày kỷ niệm liên quan đến Pháp Luân Công, nhằm ngăn cản các học viên nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.
Ngày 25/6/2024, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua “Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công”.
Dự luật yêu cầu Hoa Kỳ giúp chấm dứt hoạt động thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những người ở Trung Quốc tham gia và hỗ trợ hoạt động thu hoạch nội tạng.
Dự luật này phá vỡ sự im lặng 25 năm mà ĐCSTQ đã hối lộ thế giới, khiến cả thế giới im lặng trước sự tàn bạo của họ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Dự luật yêu cầu, một trong những chính sách của Hoa Kỳ là “vạch trần cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ”.
Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.
Tại Việt Nam, trong một bài viết trên cổng thông tin điện tử Bộ Công an vào năm 2022 cho biết, Pháp Luân Công có trên 7.000 người tham gia, luyện tập tại 565 điểm nhóm ở 62/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tập trung chủ yếu ở TP. Hà Nội và TP.HCM.
Hôm thứ Sáu (3/1), Ba Lan đã đảm nhiệm cương vị chủ tịch Hội đồng…
Theo đại diện Cục CSGT, hiện chưa có cơ chế trả tiền cho người cung…
Nhập khẩu uranium từ Nga sang Đức vào năm 2024 đã tăng gần 70% so…
Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt an ninh mạng mới đối với…
Thêm ngũ cốc vào bình sữa của trẻ là thói quen đã có từ lâu…
Khi làm việc với công an, ông Nghiệp đã thừa nhận hành vi trên và…