‘Taiwan History’, một chương trình của Đài Loan trên kênh FTV News vừa qua đã phát sóng số đặc biệt mang tên: “Khám phá bí ẩn Pháp Luân Công: Khí Công hay Tôn Giáo”. Chương trình đã tiết lộ một cách toàn diện và sâu sắc sự thật về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

hoc vien Phap Luan Cong tai Dai Loan
Vào ngày 5 tháng 12 năm 2020, các học viên Pháp Luân Công Đài Loan đã tập năm bài công pháp tại Quảng trường Tự do. (Ảnh: (Trần Bách Châu/The Epoch Times)

Chương trình ‘Taiwan History’ số đặc biệt – vén màn bí ẩn về Pháp Luân Đại Pháp

Toàn bộ nội dung chương trình ‘Taiwan History’ bao gồm: Giới thiệu về người sáng lập pháp môn tu luyện – Sư phụ Lý Hồng Chí và cuốn sách chính ‘Chuyển Pháp Luân’; phân tích nguyên nhân dẫn đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ; vạch trần hành vi tà ác thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ đối với các học viên. Cuối cùng là phần chia sẻ trải nghiệm cá nhân của một số giáo sư và doanh nhân ở Đài Loan đã được hưởng lợi ích từ việc tu luyện Pháp Luân Công.

Mở màn, người dẫn chương trình, cô Hồ Uyển Linh (Hu Wanling) giới thiệu với khán giả rằng Pháp Luân Công đã phát triển ở Đài Loan được 30 năm, với hàng trăm nghìn người tập luyện. Đại học Quốc gia Đài Loan là cơ sở đầu tiên được tiếp xúc với Pháp Luân Công. Giáo sư Diệp Thục Trinh (Ye Shuzhen) của Khoa Kinh tế tại Đại học Quốc gia Đài Loan là học giả đầu tiên tu luyện Pháp Luân Công. Ngoài ra, nhiều học giả nổi tiếng như Trương Thanh Khê (Zhang Qingxi), Minh Cư Chính (Ming Juzheng), Trương Cẩm Hoa (Zhang Jinhua)… sau đó cũng lần lượt bước vào tu luyện.

Vậy tại sao Pháp Luân Công lại thu hút nhiều học giả Đài Loan tu luyện như vậy?

Hãy cùng xem qua những trải nghiệm đặc biệt của những chuyên gia, học giả này.

Tại sao nhiều học giả Đài Loan lại chọn tu luyện Pháp Luân Công?

1. Giáo sư Diệp Thục Trinh của ĐH Quốc gia Đài Loan: “Tu Pháp Luân Công giúp tôi ‘thoát thai hoán cốt’!”

Từng là một người rất coi trọng tiền bạc, khi lớn lên, bà Diệp luôn muốn nỗ lực học tập để có được địa vị nhất định trong xã hội, bà nghĩ rằng danh vọng là thứ duy nhất khiến bà thoát khỏi sự ám ảnh của nghèo đói.

Ba Ye Shuzhen
Giáo sư Diệp Thục Trinh, người từng bị bệnh tật dày vò đã trở nên khỏe mạnh hoàn toàn sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bức ảnh chụp khi bà trở lại trường Đại học Pittsburgh ở Hoa Kỳ, vào năm 2012. (Ảnh: Nhà xuất bản Boda cung cấp)

Nhưng ngay từ khi còn học trung học, sức khỏe bà đã không được tốt, bà thường xuyên bị đau đầu, đau bụng và rất nhiều loại bệnh khác. Đến năm 1986, khi ở độ tuổi 30, bà sang Mỹ học tiến sĩ kinh tế, vì áp lực cuộc sống và áp lực học tập, sức khỏe của bà sa sút nghiêm trọng, thậm chí bà phải dùng đến nhiều loại thuốc giảm đau nhưng không có kết quả. Quãng thời gian đó đã khiến bà vô cùng thống khổ và luôn lo sợ về cái chết của mình.

Đến năm 1987, sau khi trải qua một cơn đau khủng khiếp ở tử cung với tình trạng xuất huyết nghiêm trọng, bà được chẩn đoán bị lạc nội mạc tử cung và buộc phải cắt bỏ buồng trứng bên phải. Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật, bà tiếp tục bị dính ruột. Tình trạng nguy hiểm này khiến bà phải lăn lộn trên mặt đất vì đau đớn. Đến năm 1991, bà trở về Đài Loan sau khi lấy được bằng tiến sĩ, lúc đó bà chỉ còn nặng khoảng 40 kg.

Vào năm 1997, bà may mắn biết đến Pháp Luân Công. Cuộc đời của bà từ giây phút đó đã bước sang một trang mới, tình trạng suy nhược sức khỏe và sự dày vò của bệnh tật hoàn toàn biết mất. Không chỉ nhận được lợi ích từ sức khỏe mà ngay cả làn da và tinh thần của bà đã được cải thiện một cách đáng kinh ngạc. Pháp Luân Công đã giúp bà “thoát thai hoán cốt” từ căn bản, cũng từ đó mà bà nguyện sẽ kiên trì tu luyện Pháp Luân Công.

Vào năm nay, Giáo sư Diệp tuy đã 70 tuổi nhưng vẫn kiên trì tu luyện Pháp Luân Công. Điều tuyệt vời nhất là đã đến tuổi này nhưng dáng người của bà rất thon thả, đôi má đầy đặn và tổng thể ngoại hình rất trẻ đẹp.

Chia sẻ về lý do tại sao mình trông khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng, bà giải thích rất đơn giản: “Nếu bạn luyện công, học Pháp mỗi ngày và thực hành theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, thì tâm tính của bạn sẽ được đề cao và khi tâm tính của bạn được đề cao thì sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện.”

Sau khi tu luyện, bà đã dùng một lượng tiền lớn để cải tạo ngôi nhà của mình trở thành nơi tổ chức “Lớp học 9 ngày”. Lớp học được tổ chức mỗi tháng một lần trong 9 buổi liên tiếp. Những người tham gia sẽ được xem các video bài giảng của Sư Phụ Lý Hồng Chí và cùng nhau học các bài công pháp, tất nhiên là tất cả đều miễn phí.

Bà nói rằng: “Khi xưa gia đình tôi rất nghèo, tôi luôn phải sống tằn tiện, do vậy tôi từng rất coi trọng tiền bạc. Việc dùng tiền để trùng tu lại điểm học Pháp là điều mà trước đây tôi không thể làm được. Nhưng từ khi tu luyện, tôi đã dần buông bỏ chấp trước vào tiền bạc, tôi luôn nghĩ đến người khác trước tiên.”

Sau khi nhận được những lợi ích tuyệt vời mà Đại Pháp ban cho, Giáo sư Diệp cũng bắt đầu giới thiệu cho rất nhiều người, điều này cũng góp phần vào sự phổ biến của Pháp Luân Công ở Đài Loan. Sau đó bà đã giới thiệu Đại Pháp cho giáo sư Lưu Oanh Xuyến và Trương Anh Khê, đều cùng khoa với bà tại Đại học Quốc gia Đài Loan. Và rồi bà Trương Anh Khê sau khi nhận được lợi ích từ việc tu luyện cũng lại giới thiệu cho ông Minh Cư Chính, trưởng khoa Chính trị của trường.

2. Giáo sư danh dự tại Khoa Khoa học Chính trị ở Đại học Quốc gia Đài Loan

Ông Minh Cư Chính, hiện đang là giáo sư danh dự tại Khoa Khoa học Chính trị ở Đại học Quốc gia Đài Loan. Trong chương trình, ông chia sẻ sau khi đọc cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân’, ông biết được rằng tất cả bệnh tật của con người đều do nghiệp lực gây ra, sau khi dần dần đề cao tâm tính nhờ tu luyện, con người sẽ được tiêu trừ nghiệp lực và bệnh tật của họ sẽ biến mất.

Ông cũng nói rằng trước đây ông đã mắc các căn bệnh rất khó chữa như: Mất ngủ kinh niên và trĩ nặng…nhưng sau bước vào tu luyện, giấc ngủ của ông được cải thiện và bệnh trĩ đã được chữa khỏi.

Ong Ming Juzheng
Ông Minh Cư Chính, giáo sư danh dự Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Quốc gia Đài Loan. (Ảnh: Trần Bách Châu/The Epoch Times)

3. Giáo sư Khoa Kỹ thuật Quang điện tử tại Đại học Trung Sơn

Bà Trương Mỹ Oanh là giáo sư Khoa Kỹ thuật Quang điện tử tại Đại học Trung Sơn, Đài Loan. Bà tốt nghiệp trường Cao đẳng Hóa học Tandon thuộc Đại học New York năm 2000, nghiên cứu về tấm nền OLED và pin nhiên liệu hydro.

Năm 2004, bà Trương chuyển từ khu công nghiệp Công viên Khoa học Tân Trúc sang giảng dạy tại Khoa Kỹ thuật Quang điện tử tại Đại học Trung Sơn. Trong năm năm đầu tiên giảng dạy và nghiên cứu, do đủ loại áp lực, vấn đề bệnh cũ ở vai của bà tái phát, khiến bà không thể nhấc tay lên được.

Bà nói rằng đã một người bạn đã giới thiệu cho bà về Pháp Luân Công. Có một động tác trong bài tập yêu cầu người tập phải giơ tay lên trên đầu, lúc đó bà không thể giơ tay lên được. Tuy nhiên, sau khi cố gắng luyện tập mỗi ngày thì điều thật sự tuyệt vời đã xảy ra, cuối cùng những triệu chứng đau đớn của bà đã biến mất.

Zhang Meizhen
Giáo sư Trương Mỹ Oanh đang đọc cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân’. (Ảnh từ Minh Huệ net)

4. Chủ tịch Công ty Bất động sản Qiaomao

Ông Lý Dục Khoan là chủ tịch Công ty Bất động sản Qiaomao, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và đại lý bán hàng. Trong những năm đầu, ông rất bận rộn với sự nghiệp và thường xuyên phải giao tiếp xã hội. Nhưng kể từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cuộc sống của ông đã thay đổi hoàn toàn: “Tôi từng hút thuốc, uống rượu, chơi bài, đến nhà hàng và làm mọi thứ… Nhưng sau khi tập Pháp Luân Công tôi rất tự nhiên đã không còn thích những thứ đó nữa.” ông chia sẻ.

Ông Lý đã từng nặng chưa đến 60kg, nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, ông đã tăng 3kg trong một năm đầu, 5kg trong 3 năm tiếp theo và hiện tại ông đang duy trì cân nặng ở mức 68kg.

5. Giáo sư tại Viện Báo chí thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan

Bà Trương Cẩm Hoa là giáo sư đã nghỉ hưu tại Viện Báo chí thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan. Từ thời trẻ, bà đã rất quan tâm đến Phật Pháp. Đến năm 1999, một người bạn đã tặng bà cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân’. Sau khi đọc cuốn sách, ngay ngày hôm sau bà lập tức đến điểm luyện công và bắt đầu tập động tác của năm bài công pháp.

Bà cho biết: “Hàng ngày tôi thức dậy vào khoảng 4 giờ sáng để chuẩn bị luyện công. Buổi tối, tôi thường đi ngủ lúc 11 hoặc 12 giờ, tính ra mỗi đêm tôi chỉ ngủ từ 4 đến 5 tiếng, nhưng tôi không hề mệt mỏi và vẫn có tinh thần tốt mỗi ngày. Tôi đã gần 70 tuổi và đã tu luyện được 25 năm, ngay từ khi tôi bắt đầu tu luyện, toàn bộ nước da của tôi đã hoàn toàn thay đổi.”

Zhang Jinhua
Bà Trương Cẩm Hoa, giáo sư tại Viện Báo chí thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan. (Ảnh: Trần Bách Châu/The Epoch Times)

Pháp Luân Công là môn tu luyện Phật gia

Người dẫn chương trình Hồ Uyển Linh nói: “Cho dù họ là giáo sư đại học hay doanh nhân, cuộc sống của họ cũng đã thay đổi nhờ Pháp Luân Công. Vậy Pháp Luân Công là môn tu luyện như thế nào mà tác động lớn đến người học như vậy?”

Trên thực tế, các tác động tác của Pháp Luân Công rất đơn giản và dễ học. Năm bài công pháp của pháp môn này bao gồm 4 bài động công với các động tác nhẹ nhàng và một bài tĩnh công (thiền định). Các học viên cần nỗ lực đạt được các tiêu chuẩn đạo đức cao trong cuộc sống hàng ngày của họ theo tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn”.

Bác sỹ Trung y Hồ Nãi Văn cũng là một học viên Pháp Luân Công. Ông đã kết hợp y học cổ truyền Trung Quốc và các hình ảnh khoa học để giải thích lợi ích của các bài tập Pháp Luân Công. Ông nói rằng người luyện công đều có Khí hoặc ánh sáng trên tay. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy ánh sáng này bằng cách chụp ảnh Kirlian, mà không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường.

Khi người tu luyện thực hành những bài công pháp, thông qua chụp ảnh, người ta nhìn thấy có một trường năng lượng bao phủ khắp thân thể của học viên, những thứ này sẽ làm thông mọi kinh mạch trên khắp cơ thể. Có thể hiểu rằng, nếu thực hiện điều này mỗi ngày, sức khỏe của chúng ta sẽ ngày càng được cải thiện.

Pháp Luân Công là khí công hay tôn giáo?

Pháp Luân Công là khí công hay tôn giáo? Pháp Luân Công không phải là khí công, không phải là một tổ chức tôn giáo, cũng không có sự huyền bí như những truyền thuyết được lưu truyền.

Bà Trương Cẩm Hoa giải thích rằng nếu nói Pháp Luân Công là khí công thì cũng không hoàn toàn là sai. Bởi khí công là một bộ các động tác dùng để chữa bệnh khỏe thân, Pháp Luân Công cũng như vậy, tuy nhiên Pháp Luân Công không chỉ là khí công.

Bà nói thêm rằng: “Chúng tôi thường không nói rằng chúng tôi thuộc tôn giáo. Bởi vì trên thực tế, một tôn giáo sẽ có một số nghi lễ và có tổ chức. Tuy nhiên, các học viên Pháp Luân Công tu luyện chỉ là hàng ngày học Pháp và luyện công. Chúng tôi không có tổ chức, không có hình thức, không có lễ nghi, không có giáo đường, không có tích tiền tích vật, thậm chí Sư Phụ còn yêu cầu chúng tôi không được quyên góp tiền bạc với bất kỳ mục đích nào.”

Pháp Luân Công không có bất kể hoạt động nào dưới hình thức tôn giáo. Các học viên Pháp Luân Công đọc cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’ – một cuốn sách giải thích mối quan hệ giữa Thần và con người cũng như các nguyên lý của vũ trụ. Nguyên lý cốt lõi trong tu luyện của Pháp Luân Công là ‘Chân – Thiện – Nhẫn’, đây chính là thước đo của vũ trụ và cũng là tiêu chuẩn để đo lường việc tốt – xấu trong xã hội.

Ông Minh Cư Chính cũng đã chia sẻ sự hiểu biết của mình về ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ trong chương trình. Ông nói: “Cái gọi là tu tâm chính là tu ‘Chân – Thiện – Nhẫn’. ‘Chân’ có nghĩa là nói những lời chân thật, làm những việc chân thật, làm việc nghiêm túc và luôn đối đãi chân thành với người khác, ‘Thiện’ có nghĩa là làm điều gì cũng nghĩ đến người khác trước rồi mới đến chính mình, ‘Nhẫn’ chính là nếu ai đó xúc phạm và chiếm đoạt lợi ích của bản thân thì không oán không giận, lấy chịu thiệt làm vui.”

Cô Trương Mỹ Oanh thì nói rằng: “Vừa cần tu, vừa cần luyện. Tu luyện là để tu sửa đạo đức và thực hành thì không chỉ là luyện tập 5 bài công pháp, mà nó còn là sự tôi luyện ý chí, nỗ lực trừ bỏ những gì không tốt và những thứ không phù hợp tồn tại trong quan niệm bản thân.”

Mọi “hiện tượng siêu nhiên” đều được giải thích một cách rất khoa học

Bà Trương Mỹ Oanh nói rằng: “Đây là một cuốn sách vô giá, tôi đã tìm thấy lời giải thích cho những thắc mắc về những bí ẩn chưa được giải đáp trước đây của mình. Tôi từng nghĩ rằng những câu trả lời đó nên tìm thấy trong sách khoa học, nhưng tôi thực sự đã tìm thấy câu trả lời trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân này.”

Ông Trương Vinh Quế, một người rất tin vào khoa học đã đỗ học vị tiến sĩ về kỹ thuật cơ khí tại Hoa Kỳ. Hơn 20 năm trước, cha ông có vấn đề về sức khỏe, và có người đã giới thiệu cho cha ông tu luyện Pháp Luân Công. Nhưng vì bản thân là một người đã thấm nhuần trong những triết lý của khoa học nên ông đã tỏ ra hoài nghi về Pháp Luân Công.

Ông ấy nói rằng lần đầu tiên đọc tờ giới thiệu Pháp Luân Công, trong đó nói về rất nhiều tác dụng kỳ diệu trong việc chữa bệnh và khỏe thân. Nhưng môn tu luyện lại không thu học phí. Sư phụ của Đại Pháp dạy các bài tập hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện. “Khi ấy tôi đã nghĩ, hiệu quả này tốt như vậy, lại không tốn xu nào, trên đời có thứ tốt như vậy sao? Tôi đã vô cùng hoài nghi về điều này.”

Tuy nhiên, tất cả các câu hỏi trong đầu ông lần lượt đều được giải đáp sau khi đọc cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân’ và luyện công.

Ông Lý Dục Khoan, Chủ tịch Công ty Bất động sản Qiao Mao, cho biết: “Tôi đã tu luyện Pháp Luân Công được 12 năm. Trong năm đầu tiên, đột nhiên một ngày nọ, có mùi thơm đọng lại trên sống mũi của tôi. Loại hương thơm đó chính là thứ gì đó mà ở thế giới con người bạn không thể ngửi thấy. Mùi thơm thoang thoảng và đã kéo dài trong ba tháng. Mỗi lần hương thơm lan tỏa, cơ thể tôi cảm thấy rất phấn khích và vui vẻ”.

Bà Trương Dư Huệ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công cùng gia đình khi bà học lớp năm tiểu học. Gia đình bà điều hành một nhà máy. Có lần bà nhìn thấy thứ gì đó bẩn trên một chiếc máy lớn và muốn dùng tay làm sạch nó. Không ngờ tay bà lại bị cuộn giấy của máy cuốn lại. Vì bàn tay cuộn vào trong cuộn giấy nên nó đã bị kẹp đến nỗi sưng lên như chiếc bánh bao hấp.

Bà nói: “Mẹ tôi lúc ấy cũng vô cùng sợ hãi. May mắn thay, mẹ cũng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Mẹ bảo tôi hãy nhanh chóng tập bài công pháp thứ hai. Sau khi luyện công xong, tôi cảm thấy khí huyết rất thông suốt. Sau một, hai ngày, chỗ sưng tấy ở tay tôi đã giảm bớt, hiện tại mọi thứ đã bình thường.”

Cô Hồ Uyển Linh nói: “Pháp Luân Công không xa lạ với nhiều người, nhưng mọi người chưa bao giờ thực sự hiểu hết về môn tu luyện này. Đây là một pháp môn thật kỳ diệu. Mặc dù Pháp Luân Công đang bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc đàn áp nhưng vẫn có nhiều học giả ở Đài Loan tu luyện và ngày càng thu hút sự chú ý của mọi người trên toàn thế giới.”

Tháng 7/1999, cuộc đàn áp Pháp Luân Công tàn bạo và đẫm máu bắt đầu. Tất cả các kênh truyền thông do ĐCSTQ kiểm soát đã lan truyền những tuyên truyền chống Pháp Luân Công. Họ vu khống Pháp Luân Công tham ô, lừa dối dân, nhằm đạt được mục đích “bôi nhọ danh dự” của Pháp Luân Công. Thậm chí họ còn dàn dựng vụ “tự thiêu”vào tháng 1/2001.

Tuy nhiên, các học viên Pháp Luân Công vẫn luôn kiên định dùng các biện pháp ôn hòa, lý tính và bất bạo động để duy hộ và bảo vệ đức tin của mình một cách hợp pháp.

Họ luôn kiên trì nói rõ sự thật cho mọi người, thu phục lòng dân bằng những lời nói và hành động tử tế. Trong khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ đầy bạo lực tàn nhẫn, đẫm máu và dối trá, là sự chà đạp trần trụi của pháp luật lên nhân quyền. Tất cả điều này đã khiến ĐCSTQ hoàn toàn đánh mất lòng dân.

Đôi lời về nhà sản xuất chương trình

Đây là chương trình truyền hình chính thức đầu tiên báo cáo về Pháp Luân Công một cách tích cực được phát sóng. Điều đặc biệt hơn nữa là người sản xuất chương trình là một người bình thường, không liên quan đến tổ chức nào và họ đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ cấp trên của mình. Cấp trên của họ đã yêu cầu ban biên tập phải thêm nội dung phỉ báng Pháp Luân Công vào chương trình để tạo sự “cân bằng”, nếu không họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên, người sản xuất đã kiên quyết không nhượng bộ và giữ vững lập trường của mình. Họ tin rằng Pháp Luân Công xứng đáng được nhìn nhận một cách công bằng và không bị bôi nhọ.

Mời bạn xem video: Các giáo sư chứng kiến ​​Pháp Luân Công tại Đài Loan Phần 3|Lịch sử Đài Loan

Giải đáp bí ẩn về Pháp Luân Công, Khí công hay tôn giáo? Pháp Luân Công 2024.07.21 | Lịch sử Đài Loan

Tuệ Di t/h