Categories: Thời sựViệt Nam

BQL dự án Cát Linh – Hà Đông: Dùng bản đồ trên Internet không xin phép tác giả

Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông vừa có lời giải thích về việc việc sử dụng bản đồ mô tả 8 tuyến đường sắt đô thị của TP. Hà Nội từ nguồn Internet nhưng không xin phép tác giả.

Chiều ngày 1/6, Ban Quản lý (BQL) dự án Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông xác nhận dự án đã lấy bản đồ minh họa 8 tuyến đường sắt từ Internet để sử dụng mà không xin phép tác giả.

Giải thích về vấn đề này, BQL dự án cho biết ngày 20/5, nhà ga La Khê có mở cửa đón người dân đến thăm quan. Để mô tả trực quan cho người dân dễ hiểu, trong số các pano quảng cáo, hướng dẫn đặt tại nhà ga, BQL dự án sử dụng hình ảnh bản đồ 8 tuyến đường sắt đô thị mô phỏng theo bản đồ quy hoạch giao thông đường sắt đô thị được duyệt cho TP. Hà Nội.

Tấm bản đồ được dự án Cát Linh-Hà Đông sử dụng thuộc về sinh viên Đào Mạnh Sơn. (Ảnh: Wikipedia.org)

BQL dự án thừa nhận: “Hình ảnh này rất rõ ràng, trực quan được chúng tôi khai thác từ mạng internet, chỉ duy nhất với mong muốn để người dân có cái nhìn tổng quan nhất về tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông trong mạng giao thông đường sắt đô thị tổng thể của thành phố và không sử dụng vào bất cứ một mục đích thương mại nào”.

Bên cạnh đó, BQL cho biết thêm “Qua thông tin báo chí, chúng tôi mong muốn và sẵn sàng trao đổi, làm việc trực tiếp với tác giả. Trong trường hợp tác giả không đồng ý, chúng tôi sẽ dỡ bỏ và thay thế bằng bản đồ minh họa khác để phục vụ người dân“.

Trước đó, sinh viên Đào Mạnh Sơn (năm 3, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) phản ánh, vào tháng 5/2017 khi nhà ga La Khê mở cửa cho khách tham quan, sinh viên này đến tham quan và bất ngờ thấy một phần bản đồ do mình vẽ được đưa ra trưng  bày.

Theo Sơn, bản đồ minh họa vị trí các nhà ga được vẽ vào tháng 11/2016 – sau khi Sơn được trải nghiệm các hệ thống đường sắt đô thị tại Thái Lan, Singgapore, Malaysia,…Khi vẽ xong, sinh viên này có đưa lên mạng với mục đích minh họa cho bài viết “Dự án đường sắt đô thị Hà Nội” trên trang bách khoa mở Wikipedia.org. Tuy nhiên, sau đó Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông khai thác, sử dụng nhưng không hỏi ý kiến.

Được khởi công xây dựng vào năm 2011, dự án cao tốc Cát Linh-Hà Đông bị đội vốn và chậm tiến độ. Dự án bị đội vốn tới hơn 315 triệu USD khi tổng mức đầu tư ban đầu là 552,86 triệu USD, sau điều chỉnh đã tăng lên 868,04 triệu USD.

Theo kết quả kiểm tra của Hội đồng Nhiệm thu Nhà nước cho thấy dự án còn nhiều bất cập như: Tổng thầu chưa thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật về độ đàn hồi, cường độ của phụ kiện theo phương đứng và ngang; chưa thấy hồ sơ thuyết minh tính toán kết cấu thép của các nhà ga trên tuyến; kết quả thẩm tra thiết kế do Tổng công ty tư vấn giao thông vận tải, Bộ GTVT (TEDI) thực hiện còn rất sơ sài; một số vị trí tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn như vị trí thi công cầu thang lên xuống các nhà ga thiếu dây cứu sinh, lưới an toàn, biển báo,…

Hoàng Minh

Xem thêm:

Hoàng Minh

Published by
Hoàng Minh

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

3 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

4 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

4 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

7 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

8 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

9 giờ ago