Categories: Thời sựViệt Nam

Buýt 2 tầng mui trần chỉ 7 khách/lượt: ‘Do giá cao, cần thời gian quảng bá’

Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo Thành uỷ Hà Nội về hoạt động thí điểm xe buýt hai tầng, trong đó nêu nguyên nhân khiến loại hình vận tải này chưa thu hút người sử dụng.

Giá vé của buýt mui trần là 300.000 đồng/4h, 450.000 đồng/24h và 650.000 đồng/48h, được cho là cao so với mức thu nhập chung, khiến lượng khách ít ỏi. (Ảnh: Shutterstock)

Theo báo cáo Tổng công ty Vận tải Hà Nội, lượng hành khách tuyến City Tour hiện vẫn thấp. Trong tháng 7 vừa qua, trung bình chỉ đạt 6,9 hành khách mỗi lượt, trong khi xe có sức chứa khoảng 80 người và giá thành khoảng 6 tỷ đồng/xe.

Theo Sở GTVT, nguyên nhân vắng khách được giải thích do tuyến City Tour 01 là một sản phẩm du lịch nên đối tượng phục vụ chính là du khách, khách nước ngoài nên cần thời gian xây dựng, quảng bá.

Hơn nữa, Hà Nội với tiềm năng du lịch lớn (trong năm 2017 thành phố đón khoảng 23,83 triệu lượt hành khách, trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 4,95 triệu lượt hành khách; dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Nhưng hiện số lượng xe City Tour ít (3 xe), thời gian chờ giữa các chuyến lớn (30 phút) nên chưa thu hút được người dân và hơn 23 triệu du khách trong ngoài nước.

Sở GTVT cũng thừa nhận một lý do nữa là do mức giá còn cao. Điều này là vì Tổng công ty Vận tải Hà Nội (đơn vị thực hiện thí điểm) mặc dù là đơn vị chủ lực của thành phố trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, nhưng vì chưa có kinh nghiệp trong lĩnh vực du lịch này nên đã liên kết với Công ty Ảnh Việt-là một doanh nghiệp lữ hành để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, điều hành dẫn đến mức phí cao.

Các nguyên nhân trên làm cho Tuyến City Tour 01 trong thời gian qua còn vắng khách và mức phí khá cao với nhiều người”, báo cáo nêu.

Trước đó, sáng ngày 30/5, Hà Nội khai trương tuyến buýt 2 tầng City Tour có lộ trình đi qua 25 tuyến phố với 13 điểm dừng để tạo tour tham quan thành phố. Xe buýt 2 tầng, mui trần hoạt động từ 9 giờ đến 20 giờ 30 phút hàng ngày với tần suất 30 phút mỗi chuyến, cự ly tuyến dài 13,8 km.

Giá vé được tính theo giờ, với các mức giá khác nhau, trong đó khung vé 4 giờ là 300.000 đồng, vé 24 giờ có mức giá 450.000 đồng và 48 giờ lên tới 650.000 đồng và loại vé 2 giờ giá 196.000 đồng (đối với khách có nhu cầu đi suốt, không lên xuống các điểm dọc tuyến).

3 xe được đưa vào hoạt động với giá thành khoảng 6 tỷ đồng/xe. Lãnh đạo Tổng công ty Vận tải Hà Nội cho biết xe được nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài, lắp ráp tại Việt Nam.

Tuy nhiên tính đến nay sau 5 tháng hoạt động, loại hình vận tải này vẫn vắng khách.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

18 phút ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

42 phút ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

1 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

4 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

5 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

6 giờ ago