Từ ngày 27/1 (tức mùng 6 Tết Quý Mão 2023), các Trung tâm Đăng kiểm trên cả nước sẽ hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ Tết.
Ngày 26/1, ông Nguyễn Vũ Hải, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, cho biết sau kỳ nghỉ Tết, bắt đầu từ ngày 27/1, các Trung tâm Đăng kiểm trên cả nước sẽ hoạt động trở lại bình thường để phục vụ nhu cầu của các chủ phương tiện cơ giới đường bộ.
Đại diện Cục Đăng kiểm cũng cho biết theo kinh nghiệm các năm trước đây, sau nghỉ Tết Nguyên đán, thường nhu cầu kiểm định xe của người dân sẽ không đông do đã tập trung đưa xe đi đăng kiểm trước Tết.
Tuy nhiên, vì trước Tết, các Trung tâm Đăng kiểm đều rơi vào tình trạng quá tải do một số Trung tâm Đăng kiểm sai phạm, phải dừng hoạt động nên chủ phương tiện gặp khó khăn kiểm định phương tiện. Do vậy, có thể năm nay nhu cầu kiểm định xe sau Tết vẫn còn khá cao.
Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến khích người dân trên đường từ quê lên thành phố làm việc sau kỳ nghỉ Tết có thể đưa xe vào các Trung tâm Đăng kiểm địa phương để thực hiện kiểm định, tránh phải chờ đợi lâu, giảm tải cho các trung tâm ở Hà Nội, TP.HCM.
Người dân cũng nên bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện để đảm bảo phương tiện đủ điều kiện về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi kiểm định. Tránh trường hợp gặp nội dung không đạt phải đi sửa chữa lại tốn thời gian và có thể mất thêm chi phí nếu phải sửa chữa sang ngày hôm sau mới đưa xe đi kiểm định lại được.
Hiện một số Trung tâm Kiểm định ở Hà Nội cho biết sẽ mở cửa vào 7h sáng ngày 27/1. Các trung tâm này nhận định lượng khách buổi sáng sẽ ít, tập trung đông hơn vào buổi chiều và tăng dần từ thứ 2 tuần sau, bởi đầu năm, nhiều người vẫn còn đi chúc Tết và các cơ quan cũng tổ chức khai xuân.
Thời gian qua, công an cả nước liên tiếp điều tra sai phạm trong ngành đăng kiểm.
Tại Hà Nội, công an khởi tố 4 vụ án với 18 bị can tại 10 Trung tâm Đăng kiểm; tạm giữ 57 người là giám đốc, phó giám đốc và đăng kiểm viên để phục vụ điều tra tội Nhận hối lộ. Sai phạm phổ biến là nhận hối lộ để bỏ qua các vi phạm về đăng kiểm với ô tô không đủ tiêu chuẩn, trung bình 1-1,5 triệu đồng mỗi xe, tổng khoảng 20 tỷ đồng.
Riêng Công an TP.HCM đã khám xét 13 trung tâm, khởi tố 6 vụ án với 89 bị can về các tội Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Giả mạo trong công tác và Sản xuất, mua bán công cụ, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật. Hai người có chức vụ cao nhất trong vụ án là ông Đặng Việt Hà, Cục trưởng và ông Trần Kỳ Hình, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, bị bắt về hành vi Nhận hối lộ.
Bắc Ninh và Bắc Giang, mỗi tỉnh cũng khởi tố một vụ án Nhận hối lộ với 19 người đang bị điều tra.
Theo người phát ngôn Bộ Công an, ước tính 70.000 phương tiện cơ giới được kiểm định theo cách “làm luật” như vậy. Khoảng 52.300 giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật về bảo vệ môi trường đã được cấp, tiền thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…