Đó là khẳng định của đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang), Ủy viên thường trực UB Quốc phòng – an ninh, nguyên Phó chánh án Tòa án quân sự Trung ương.
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Một nội dung gây tranh luận trong dự thảo luật là vấn đề “đổi vai” giữa các cơ quan của Quốc hội và chính phủ trong công tác giải trình, tiếp thu các dự thảo luật.
Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày trước Quốc hội Dự án Luật trên.
Về trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, Bộ trưởng Tư pháp cho biết có 2 phương án được đưa ra:
Phương án 1: Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh chủ trì việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.
Phương án 2: Cơ bản giữ như luật hiện hành là cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quy.
Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang), Ủy viên thường trực UB Quốc phòng – an ninh, nguyên Phó chánh án Tòa án quân sự Trung ương đồng tình với phương án thứ 2.
Theo ông Bộ, bản chất của việc tiếp thu chỉnh lý luật là nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo luật. Trong trường hợp tiếp thu thì sửa dự thảo luật và thể hiện trong dự thảo luật trình Quốc hội thông qua. Còn trong trường hợp không tiếp thu thì sẽ đề cập trong bản giải trình.
“Nhưng thực tiễn hoạt động tiếp thu trong thời gian qua, tôi khẳng định có đến 80% các bộ ngành không muốn tiếp thu”, ông Bộ nói và cho rằng “đại biểu Quốc hội trở thành người đi chợ để trả giá, còn người đưa ra hàng có đồng ý bán hay không lại thuộc quyền của họ”.
Ông Bộ cũng chia sẻ về một điều đáng buồn nữa là có vị lãnh đạo bộ gây sức ép với đại biểu Quốc hội khi đại biểu phát biểu trái với quan điểm của bộ ngành mình.
Theo đại biểu Nguyễn Mai Bộ, thực tế luật có nhiều bất cập, yếu kém hiện nay có 2 nguyên nhân. Thứ nhất là yếu tố con người, năng lực của cán bộ, cả cấp vụ lẫn đại biểu Quốc hội.
Thứ hai là một số UB của Quốc hội không mạnh dạn thực hiện kết luận của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu là kiên quyết trả lại luật không đảm bảo chất lượng dù năm nào vấn đề này cũng được lãnh đạo Quốc hội nhắc đi nhắc lại.
“ĐBQH chúng tôi phát hiện ra nhiều luật chất lượng không bảo đảm nhưng khi chúng tôi đề nghị dường như không nhận được sự ủng hộ”, ông Bộ nói.
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…