Ông Lưu Bình Nhưỡng trước đó bị Công an tỉnh Thái Bình bắt, khởi tố để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Ngày 1/12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị rà soát, cung cấp thông tin liên quan đến các văn bản kiến nghị, phiếu chuyển đơn hoặc văn bản khác do ông Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) ký gửi các địa phương hoặc sở, ngành.
Nội dung đề nghị là rà soát toàn bộ các văn bản kiến nghị, phiếu chuyển đơn hoặc văn bản khác do ông Lưu Bình Nhưỡng ký với cương vị đại biểu Quốc hội hoặc Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội để gửi đến UBND tỉnh, thành phố hoặc các sở ban ngành, đơn vị trực thuộc.
Giai đoạn rà soát kể từ tháng 7/2016 đến nay kèm theo kết quả xử lý, trả lời đối với các văn bản, phiếu chuyển đơn nêu trên của ông Lưu Bình Nhưỡng.
Trước đó, ngày 14/11, ông Nhưỡng bị Công an tỉnh Thái Bình bắt, khởi tố để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Theo cáo buộc từ Công an tỉnh Thái Bình, ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (SN 1986, thường gọi là Cường “Quắt”), có 3 tiền án, trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Cường “Quắt” cùng đàn em được xem là băng nhóm xã hội phức tạp ở Thái Bình. Băng nhóm này đã tham gia, thực hiện nhiều hoạt động trái pháp luật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội.
Theo tài liệu điều tra, khi biết một số doanh nghiệp được UBND tỉnh Thái Bình cấp phép khai thác cát tại mỏ cát ven biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, Cường “Quắt” và đồng bọn đã tự ý xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều để gây sức ép, buộc các doanh nghiệp phải trả tiền theo khối lượng cát khai thác được hoặc bán lại một phần cho Cường với giá rẻ hơn giá thị trường, chiếm đoạt của các doanh nghiệp hàng tỷ đồng.
Với thủ đoạn trên, từ năm 2020 đến năm 2022, tổng số tiền mà Cường “Quắt” và đồng bọn chiếm đoạt được của các doanh nghiệp lên đến hàng tỷ đồng.
Việc bắt ông Nhưỡng liên quan tới vụ án trên, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.
Tại kỳ họp Quốc hội tháng 11/2018, ông Nhưỡng dẫn ra số liệu và cho rằng các cơ quan điều tra của Bộ Công an có những vi phạm chiếm tỷ lệ rất lớn, đồng thời kết luận rằng ngành công an đã “sai phạm khủng khiếp” trong thực hiện tố tụng.
Những vấn đề nóng thời gian gần đây ông cũng có lên tiếng như dự án hồ chứa nước Ka Pét ở Bình Thuận, hay vụ tử tù Nguyễn Văn Mạnh bị xử tử hình dù kêu oan nhiều lần.
Trang Facebook cá nhân của ông Lưu Bình Nhưỡng đăng tải nhiều link bài viết của các tờ báo trong nước và đưa ra ý kiến của mình.
Video cuối cùng ông đăng chưa đến một ngày trước khi tham dự lễ ra mắt chương trình Net Zero của VTV9, Đài truyền hình Việt Nam.
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…