Cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng bị truy tố

Ông Đinh Ngọc Hệ – cựu Thượng tá quân đội, cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng bị cáo buộc sai phạm trong vụ án thứ tư, liên quan đến việc trốn thuế gần 40 tỷ đồng.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tại phiên tòa sơ thẩm liên quan đến 3 lô “đất vàng” tại TP.HCM, tháng 5/2020. (Ảnh: congan.com.vn)

Truyền thông trong nước đưa tin, Viện kiểm sát Quân sự Trung ương vừa ban hành cáo trạng truy tố các ông Đinh Ngọc Hệ (còn gọi là Út trọc), Phạm Văn Diệt và Trần Lê Toản về tội “Trốn thuế”.

Đây là vụ án xảy ra trong thời gian từ năm 2011 – 2018 tại Công ty Cái Mép.

Theo cáo trạng, ông Hệ nguyên là Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn, Bộ Quốc phòng (gọi tắt là Công ty Thái Sơn) và là cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng.

Ông Hệ đã nhờ người nhà, người thân, bạn bè đứng tên trên danh nghĩa là người đại diện theo pháp luật, cổ đông hoặc thành viên góp vốn để thành lập một số công ty, trong đó có Công ty Đức Bình, Công ty Cái Mép…

Các công ty này trên danh nghĩa là độc lập nhưng hoạt động dưới sự chỉ đạo của ông Hệ và sự điều hành của ông Diệt.

Theo đó, năm 2008, ông Diệt được tuyển vào làm nhân viên Công ty Đức Bình. Hai năm sau, bị cáo được ông Hệ đặt ngồi ghế Tổng Giám đốc điều hành Công ty Đức Bình và các công ty của ông Hệ.

Cáo trạng xác định, trong quá trình hoạt động, từ tháng 3/2008- 4/2016, Công ty Cái Mép ký hợp đồng liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đơn vị quân đội trên 8 khu đất quốc phòng (bản chất là thuê đất).

Sau đó, công ty này ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác khác để thu về khoản lợi nhuận cố định không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp đồng (bản chất là cho đối tác khác thuê lại)…

Ông Hệ là người trực tiếp chỉ đạo ông Diệt thống nhất với kế toán trưởng Công ty Cái Mép là ông Toản không kê khai thuế, kê khai không đầy đủ, để ngoài sổ sách, không xuất hóa đơn các khoản thu của Công ty Cái Mép khi cho các doanh nghiệp, cá nhân thuê lại 8 điểm đất quốc phòng để trốn đóng thuế từ năm 2011- 2018 số tiền hơn 39 tỷ đồng.

Hành vi của Út “trọc” bị xác định phạm vào tội Trốn thuế với vai trò là người cầm đầu, khởi xướng.

Ông Diệt làm theo chỉ đạo của ông Hệ, điều hành ông Toản không đóng thuế cho Nhà nước, để Công ty Cái Mép trốn thuế với số tiền hơn 39 tỷ đồng.

Ông Toản dù biết phải kê khai thuế, xuất hóa đơn các khoản thu của Công ty Cái Mép cho các doanh nghiệp cá nhân thuê lại các điểm đất quốc phòng, nhưng vì tiếp nhận chỉ đạo của ông Diệt nên đã thực hiện không đúng nghiệp vụ kế toán về thuế, để Công ty Cái Mép trốn đóng thuế hơn 39 tỷ đồng.

Theo Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, đây là vụ án đồng phạm giản đơn nhưng có tính chất nghiêm trọng.

Trước khi bị truy tố tội “Trốn thuế” với hành vi nêu trên, năm 2018, Út “trọc” bị Tòa án Quân sự trung ương xử phạt 12 năm tù vì tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Bản án phúc thẩm năm 2020 của Tòa án quân sự Trung ương xử phạt ông Hệ 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bản án hình sự phúc thẩm năm 2021 của TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phạt bị cáo Hệ án tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 13 năm tù vì tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Ông Hệ và ông Đinh La Thăng trong vụ án cao tốc Trung Lương

Theo cáo trạng của Viện KSND TP.HCM, dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương có vốn ngân sách nên việc bán quyền thu phí là bán tài sản của Nhà nước và số tiền thu được từ việc này là tài sản Nhà nước.

Cụ thể, khi ông Đinh La Thăng còn là Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Thăng đã ký văn bản gửi Thủ tướng Việt Nam đề nghị tiếp nhận lại đề án chuyển giao quyền thu phí đường cao tốc này và tiếp tục tìm kiếm đối tác bán quyền thu phí để thu hồi vốn.

Tháng 2/2012, sau khi Thủ tướng có văn bản đồng ý giao cho Bộ GTVT bán quyền thu phí đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, ‘xuất phát từ động cơ cá nhân’, ông Thăng đã gọi điện cho ông Dương Tuấn Minh – Tổng Giám đốc Tổng công ty Cửu Long để giới thiệu ông Hệ và tạo điều kiện cho công ty của ông Hệ trúng thầu.

Do Công ty Yên Khánh của mình không có năng lực tài chính, đang kinh doanh thua lỗ, không đủ điều kiện tham gia đấu giá, ông Hệ chỉ đạo cấp dưới làm hồ sơ giả và mua được quyền thu phí cao tốc Trung Lương với giá 2.004 tỷ đồng.

Sau khi trúng thầu, ông Hệ bị cáo buộc gian dối về doanh thu, can thiệp trái phép vào phần mềm quản lý của Bộ GTVT để chiếm đoạt tài sản Nhà nước.

Cáo trạng cho rằng nhờ sự giúp đỡ của ông Thăng và nhiều người khác, ông Hệ và đồng phạm có cơ hội sử dụng phần mềm giấu doanh thu, chiếm đoạt 725 tỷ đồng của Nhà nước.

Viện kiểm sát khẳng định truy tố các bị cáo đúng pháp luật. Hồ sơ vụ án có rất nhiều tài liệu chứng minh ông Thăng biết rõ quá trình thực hiện đề án mua bán quyền thu phí; có 11 văn bản mà nơi nhận là bộ trưởng và có mối quan hệ giữa hành vi cố ý làm trái của các bị cáo thuộc Bộ GTVT với hành vi chiếm đoạt tài sản của ông Hệ.

Từ hành vi của ông Thăng và các bị cáo này, ông Hệ mới có cơ hội chiếm đoạt được tài sản của Nhà nước.

Khánh Vy

Khánh Vy

Published by
Khánh Vy

Recent Posts

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

5 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

38 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

3 giờ ago