Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua Bình Thuận và Đồng Nai có chiều dài 99km. (Ảnh: Vĩnh Phú/baochinhphu.vn)
Trong 5 tuyến cao tốc được Cục Đường bộ đề xuất thu phí, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có mức phí 1.300 đồng/km.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ Xây dựng phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc.
Theo Cục Đường bộ, Việt Nam hiện có 12 tuyến cao tốc do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng.
Các tuyến này gồm: Lào Cai – Kim Thành, Hà Nội – Thái Nguyên, Cao Bồ – Mai Sơn, Mai Sơn – quốc lộ 45, quốc lộ 45 – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn Châu, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây, TP.HCM – Trung Lương, Mỹ Thuận – Cần Thơ (bao gồm Cầu Mỹ Thuận 2), La Sơn – Túy Loan.
Trong 12 tuyến cao tốc, có 5 tuyến được Cục Đường bộ đề nghị thu phí vì đã lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC), có trạm dừng nghỉ, hệ thống giám sát, vận hành và các yếu tố kỹ thuật cần thiết.
5 tuyến gồm: Mai Sơn – quốc lộ 45, quốc lộ 45 – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn Châu, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây.
7 tuyến cao tốc còn lại, Cục Đường bộ đề xuất chưa thu phí, vì chưa đủ điều kiện.
Về mức phí, trong 5 tuyến được đề xuất, tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có mức phí 1.300 đồng/km, vì tuyến đã đạt chuẩn cao tốc, đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện triển khai thu phí.
4 tuyến còn lại là cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45, quốc lộ 45 – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn Châu, Vĩnh Hảo – Phan Thiết – có mức phí đề xuất 900 đồng/km, vì đang trong phân kỳ đầu tư 4 làn xe và không có làn dừng khẩn cấp liên tục.
Theo Cục Đường bộ, nếu thu phí năm tuyến này sau khi trừ chi phí tổ chức thu, mỗi năm sẽ nộp ngân sách khoảng 1.700 tỷ đồng.
Theo Nghị định số 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác, có 2 mức thu phí cao tốc được đề xuất.
Trong đó, mức một áp dụng với cao tốc đã hoàn thành, đạt tiêu chuẩn; mức hai áp dụng với cao tốc chưa đạt chuẩn như chưa có trạm dừng nghỉ, đường gom, làn dừng khẩn cấp. Cụ thể:
Loại xe | Mô tả phương tiện | Mức 1 (đồng/km) | Mức 2 (đồng/km) |
Loại 1 | Xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn, xe buýt công cộng | 900 | 1.300 |
Loại 2 | Xe từ 12 đến 30 chỗ, xe tải từ 2 đến dưới 4 tấn | 1.950 | 1.350 |
Loại 3 | Xe từ 31 chỗ trở lên, xe tải từ 4 đến dưới 10 tấn | 2.600 | 1.800 |
Loại 4 | Xe tải từ 10 đến dưới 18 tấn, xe container dưới 40 feet | 3.250 | 2.250 |
Loại 5 | Xe tải từ 18 tấn trở lên, xe container từ 40 feet trở lên | 5.200 | 3.600 |
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có chiều dài tuyến 99 km đi qua tỉnh Bình Thuận (chiều dài khoảng 47,5km) và tỉnh Đồng Nai (chiều dài khoảng 51,5km). Dự án có điểm đầu nằm trên tuyến đường từ Quốc lộ 1 đi Mỹ Thạnh (thuộc xã Hàm Kiệm, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), điểm cuối kết nối với tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây tại khoảng Km43+125 (thuộc xã lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai). Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cao tốc loại A vận tốc thiết kế 120 km/giờ; quy mô giai đoạn hoàn chỉnh có 6 làn xe, giai đoạn phân kỳ là 4 làn xe + 2 làn dừng khẩn cấp. |
Minh Long
Nếu đố kỵ với thành công của người khác, hả hê trước sự thất bại…
Lịch sử bảo vệ đất nước trước phương bắc của các bậc tiền nhân không…
Quốc hội Hungary đã thông qua một sửa đổi hiến pháp, trong đó chỉ công…
Tiền có thể mua phòng ốc để ở nhưng không thể mua được mái nhà…
Tại tòa, phía ông Yoon Suk-yeol phủ nhận toàn bộ cáo buộc của Viện Kiểm…