Số lượng lợn tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi là 64.879 con.
Ngày 26/3, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc họp công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Ban chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường làm Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT là Phó trưởng ban, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo.
Tại buổi họp, ông Nguyễn Văn Long – Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, dịch bệnh đã xảy ra tại 447 xã, 84 huyện của 21 tỉnh, thành phố gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên – Huế, Lai Châu và Bắc Giang, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 64.879 con. Giai đoạn đầu, bệnh dịch tả lợn châu Phi chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt.
Theo ông Long, tình trạng người chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng thức ăn dư thừa, không qua xử lý nhiệt cũng là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan, bùng phát. Đây cũng là điểm chung của các ổ dịch xảy ra tại các tỉnh Nam Định, Thái Nguyên và TP. Hà Nội.
Đáng lưu ý, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã lây lan vào trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn. Trong đó, tại Hưng Yên, dịch bệnh xuất hiện tại trang trại 4.500 con lợn trên khu vực xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu).
Để kiểm dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, ông Long cho biết cần tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn qua địa phương. Thực hiện các quy trình kiểm dịch vận chuyển; vệ sinh và phun thuốc sát trùng các phương tiện vận chuyển và người tham gia vận chuyển; tổ chức lấy mẫu đối với các trường hợp lợn nghi bị bệnh, sản phẩm lợn nghi mang mầm bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý tiêu hủy triệt để tránh làm lây lan dịch bệnh. Bố trí đầy đủ lực lượng thú y, quản lý thị trường, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 đối với lợn và sản phẩm lợn vận chuyển qua khu vực tỉnh, nhất là các tỉnh, thành phố có đường giao thông vận chuyển từ phía Bắc vào phía Nam.
Tạm dừng vận chuyển lợn, sản phẩm lợn từ các vùng có dịch ra khỏi địa bàn (vùng có dịch) trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi con lợn cuối cùng mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi được tiêu hủy. Cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã tham gia chương trình giám sát, lấy mẫu có kết quả xét nghiệm âm tính các bệnh (bao gồm cả bệnh dịch tả lợn châu Phi), lợn không có triệu chứng của bệnh dịch tả lợn châu Phi trong vòng 30 ngày trước thời điểm vận chuyển, được phép vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay thời gian tới, Việt Nam sẽ triển khai nhiều giải pháp chống dịch, trong đó có việc nghiên cứu vắc-xin dịch tả lợn châu Phi.
“Bệnh dịch này xuất hiện gần 100 năm nhưng thế giới chưa có vắc-xin. Việt Nam đang nghiên cứu sản xuất vắc-xin với sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế” – ông Cường nói.
Minh Long
Xem thêm:
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…