Mỗi tháng, bình quân lượng gỗ thu hồi từ việc đốn hạ, giải tỏa cây xanh tại TPHCM khoảng 150 m³. Phương án xử lý gỗ thu hồi đang được nghiêng theo hướng giao cho cơ quan tài chính trực thuộc UBND tỉnh/huyện tổ chức đấu giá.
Thông tin trên được nêu tại văn bản do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường ký, UBND TP.HCM giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan nghiên cứu nội dung kiến nghị của Sở Xây dựng về quy trình xử lý gỗ thu hồi từ công tác đốn hạ, giải tỏa cây xanh trong thành phố.
Sở Xây dựng sẽ tổng hợp ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo tham mưu, đề xuất UBND TP.HCM xem xét, giải quyết, thực hiện trước ngày 27/12.
Theo văn bản kiến nghị của Sở Xây dựng đã gửi UBND TP.HCM trước đó, Sở này cho hay trước đây gỗ thu hồi được xử lý theo Quyết định số 61 của UBND TP. Tuy nhiên, hiện nay các căn cứ pháp lý trong Quyết định số 61 đã hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ, trong khi chưa có quy định rõ ràng về quản lý, xử lý vật tư, vật liệu thu hồi thuộc loại tài sản kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bao gồm cả việc thanh lý gỗ thu hồi từ cây xanh.
Sở Xây dựng đưa ra 3 phương án xử lý gỗ thu hồi, gồm:
Phương án 1, do chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể nên việc bán đấu giá gỗ thu hồi sẽ tạm ngừng để chờ chỉ đạo từ cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, khối lượng gỗ có thể vượt quá sức chứa tại các bãi tập kết, gây khó khăn trong quản lý và bảo vệ. Trong khi đó, mỗi tháng lượng gỗ thu hồi bình quân khoảng 150 m³; nếu kéo dài, chất lượng gỗ có thể suy giảm, đặc biệt với một số loại gỗ đặc thù.
Phương án 2, vận dụng Nghị định số 151 của Chính phủ để tiếp tục thanh lý, bán đấu giá gỗ. Thời gian qua, Sở Xây dựng đang căn cứ Nghị định số 151 và Quyết định số 27 của UBND TP để thanh lý bán gỗ thu hồi. Nhưng do Quyết định số 27 đang dự kiến sẽ hủy bỏ nên tính pháp lý của phương án này sẽ cần được rà soát thêm.
Phương án 3, căn cứ vào Điều 19 và Điều 18 Luật Quản lý và Sử dụng Tài sản Công, UBND tỉnh/huyện sẽ giao quyền cho cơ quan tài chính cùng cấp để quản lý, xử lý các tài sản công theo luật định. Tức, Sở Tài chính là cơ quan xử lý, thanh lý bán gỗ.
Sở Xây dựng cho rằng phương án 3 phù hợp quy định pháp luật hơn hai phương án còn lại, do đó, kiến nghị UBND TP xem xét, chấp thuận triển khai thực hiện theo phương án ba.
Trong thời gian chờ các cơ quan cho ý kiến và UBND TP thông qua, Sở Xây dựng đề xuất tiếp tục thực hiện theo phương án hai. “Điều này nhằm hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng gỗ, tránh phát sinh các vấn đề liên quan khác như các chi phí công tác bảo quản, khả năng chứa của kho bãi, công tác phòng cháy… “- Sở Xây dựng TP kiến nghị.
Quy trình bán đấu giá gỗ sẽ gồm các bước phê duyệt chủ trương thanh lý bán đấu giá gỗ thu hồi; bước lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định và định giá gỗ thu hồi; thẩm định và định giá gỗ thu hồi…
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hiện tại quy trình đấu giá, thanh lý số gỗ thu hồi phải thực hiện qua 51 bước.
Trong đó, quy trình phê duyệt chủ trương thanh lý và bán đấu giá gỗ thu hồi gồm 2 bước; lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định và định giá gỗ thu hồi gồm 10 bước; thực hiện thẩm định và định giá gỗ thu hồi thêm 4 bước; lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản cần 13 bước; tổ chức đấu giá trải qua 9 bước; ký hợp đồng mua bán tài sản gồm 12 bước; và cuối cùng là báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thanh lý về toàn bộ quá trình, diễn biến cùng kết quả đấu giá.
Minh Sơn
Tổng thống Đức Steinmeier đã tuyên bố giải tán quốc hội và xác định ngày…
Chính phủ Ấn Độ ngày 27/12 công bố lễ Quốc tang kéo dài 7 ngày…
Năm 2024, Chính phủ, NHNN siết chặt quản lý thị trường vàng khiến các kênh…
Những công nhân người Hoa đang làm việc tại một địa điểm xây dựng tại…
Trong số 17 bị cáo hầu tòa đại án Chuyến bay giải cứu giai đoạn…
Những cuộc đối thoại trong đời sống và công việc, những câu chuyện xung quanh…