Việt Nam

Đồng Nai ghi nhận ca mắc bệnh ‘vi khuẩn ăn thịt người’ đầu tiên

Đồng Nai ghi nhận ca nhiễm vi khuẩn ăn thịt người là một bé gái 14 tuổi ở huyện Xuân Lộc.

Đồng Nai ghi nhận ca mắc bệnh ‘vi khuẩn ăn thịt người’ đầu tiên. (Ảnh minh họa: Yuriy K/shutterstock)

Ngày 3/9, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết bệnh viện đang tiếp nhận điều trị bệnh cho em T.T.D.M (14 tuổi, trú huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) mắc bệnh Whitmore (còn gọi là “vi khuẩn ăn thịt người”).

Đây là ca bệnh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người đầu tiên được ghi nhận ở Đồng Nai.

Theo gia đình bệnh nhân, đầu tháng 8/2024, bệnh nhân nổi hạch ở vùng cổ và được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám.

Lúc đầu, Bệnh viện chẩn đoán cháu bé bị viêm hạch nên kê thuốc về nhà uống. Tuy nhiên sau đó tình trạng bệnh nhi vẫn không đỡ, vùng cổ phải xuất hiện áp xe phần mềm. Gia đình đưa bệnh nhi vào bệnh viện mổ lấy hạch, lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm.

Đến cuối tháng 8/2024, kết quả xét nghiệm của cả 3 bệnh viện (Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM) đều cho thấy bệnh nhi dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei – vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Theo bệnh viện, bệnh nhân nhiễm bệnh từ cộng đồng, có thể từ môi trường đất. Sau thời gian điều trị, tình trạng của bệnh nhi đã ổn định, chờ điều trị đủ liều kháng sinh thì có thể xuất viện. Bệnh viện đã bố trí cho bệnh nhi điều trị tại khu cách ly riêng, hạn chế thăm nuôi để tránh lây nhiễm.

Theo người nhà gia đình bệnh nhân, trước khi bị bệnh, bệnh nhân chỉ ở nhà, không đi khỏi địa phương trong thời gian gần đây, hàng ngày bệnh nhân đi học ở gần nhà. Những người thân trong gia đình và bạn học trong lớp của bệnh nhân và những người xung quanh chưa ai có triệu chứng gì.

Sau khi ghi nhận ca bệnh, giới chức Y tế đã phun khử khuẩn trong nhà, xung quanh nhà bệnh nhi. Đồng thời lập danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhân để theo dõi sức khỏe.

Được biết, bệnh Whitmore là một bệnh lý nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh có tỷ lệ tử vong trên 30%, nhất là các trường hợp sốc nhiễm khuẩn và viêm phổi nặng. Bệnh thường xâm nhập vào cơ thể người qua da bị trầy xước.

Những người thường xuyên tiếp xúc với đất và nước bị nhiễm vi khuẩn nhưng không sử dụng bảo hộ lao động nguy cơ cao mắc bệnh này. Bệnh Whitmore vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và nguồn nước bị nhiễm khuẩn bằng cách sử dụng đồ bảo hộ lao động như mang găng tay, đi ủng…

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Nga phản ứng về việc ông Trump nói ông đã từng đe dọa tấn công Moskva

Ông Peskov lưu ý rằng “hiện tại có rất nhiều tuyên bố gay gắt, rất…

56 phút ago

Bộ GD&ĐT yêu cầu thu hồi bằng cấp của ông Vương Tấn Việt

Ông Vương Tấn Việt  (Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang) bị thu…

2 giờ ago

Tiêm kích Nhật Bản xuất kích chặn máy bay trinh sát H-6, Y-9 của Trung Quốc

ĐCSTQ điều động một máy bay ném bom và máy bay trinh sát bay qua…

3 giờ ago

Năm chủ điểm thách thức lớn nhất đe dọa liêm chính bầu cử Hoa Kỳ 2024

Hoa Kỳ đang gặp phải rất nhiều thách nghiêm trọng liên quan đến tính liêm…

3 giờ ago

Trung Quốc và Ấn Độ đạt thỏa thuận bố trí tuần tra quân sự khu vực biên giới tranh chấp

Ấn Độ cho biết đã đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ về việc bố trí…

3 giờ ago

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Phát triển điện hạt nhân, do Nhà nước độc quyền đầu tư, vận hành

Phát triển điện hạt nhân được "thể chế hóa" trong Luật Điện lực (sửa đổi),…

3 giờ ago