Tính đến tháng 9/2016, số lô hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU bị cảnh báo về dư lượng kim loại nặng (thủy ngân và Cadmium) đã tăng gấp 2,2 lần so với cả năm 2015.
Đây là nội dung được đề cập trong văn bản Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa gửi tới các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU, các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng và Cơ quan quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung Bộ, Nam Bộ.
Theo đó, thông qua Hệ thống cảnh báo nhanh (RASFF) của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm – Ủy ban Châu Âu (EC), từ tháng 01/2016 tới tháng 9/2016, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã nhận được thông tin về 11 lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo dư lượng kim loại nặng (Thủy ngân, Cadmium) vượt mức giới hạn tối đa cho phép, tăng gấp 2,2 lần so với cả năm 2015.
Số lô hàng thủy sản bị cảnh báo kim loại nặng bắt đầu tăng mạnh từ thời điểm Cơ quan thẩm quyền EU có văn bản cảnh báo số 16-814 ngày 24/5/2016 yêu cầu Cơ quan thẩm quyền các nước thành viên kiểm tra tăng cường kim loại nặng đối với thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh Châu Âu.
>> Tòa án trả lại 506 đơn kiện Formosa của người dân
Để tránh việc tiếp tục bị cơ quan thẩm quyền EU cảnh báo các chỉ tiêu kim loại nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tìm kiếm khách hàng, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản yêu cầu:
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU rà soát chương trình quản lý chất lượng, thiết lập, thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát mối nguy kim loại nặng trong đó đặc biệt lưu ý đến việc kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thủy hải sản nhập về nhà máy để chế biến.
Các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng tiếp tục kiểm tra chặt chẽ, chứng nhận lô hàng thủy sản xuất khẩu, trong đó lưu ý ưu tiên lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu kim loại nặng đối với các lô hàng có thành phần nguyên liệu hải sản được nuôi trồng, khai thác, đánh bắt tại vùng biển các tỉnh miền Trung.
>> Chính phủ ban hành định mức bồi thường sau thảm họa Formosa
Trước đó, tháng 8/2016, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương đề cập tới những ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề đối với ngành thủy sản do thảm họa ô nhiễm môi trường khiến hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung.
Theo VASEP, sản lượng thu mua của doanh nghiệp đã giảm đến 60% so với cùng kỳ năm 2015. Các nhà máy chế biến thủy sản đứng trước nguy cơ rất lớn phải đóng cửa do bị thiếu nguyên liệu sản xuất, phải tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất với công suất rất thấp để duy trì và giữ công nhân.
Nguồn nguyên liệu bị thiếu trầm trọng cùng với việc đầu ra của sản phẩm bị co lại khiến doanh nghiệp thu mua nguyên liệu trong 8 tháng năm 2016 chỉ đạt khoảng 40% và doanh số của doanh nghiệp cũng bị giảm mạnh.
Theo đó, VASEP kiến nghị Chính phủ và các Bộ có những giải pháp và tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu để duy trì sản xuất, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, mặt hàng mới và thực hiện truyền thông đối với các khách hàng quốc tế.
Hải Linh
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…